Nguyên nhân nào gây ngứa mí mắt?

Vùng da ở mí mắt mỏng nên rất dễ bị kích ứng, gây ngứa mí mắt

7 cách xử lý viêm bờ mi mà không cần dùng tới thuốc

7 cách đơn giản làm giảm co giật mí mắt

Mí mắt nổi mụn đỏ, đau, ngứa ngáy là bệnh gì?

12 nguyên nhân khiến mí mắt bị sưng

Nối mi mắt: Coi chừng tiền mất tật mang

Viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị viêm do tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng. Tình trạng này khiến mí mắt bị ngứa, khó chịu. Viêm da tiếp xúc được chia thành hai loại là viêm da tiếp xúc dị ứng và viêm da tiếp xúc kích ứng.

Viêm da tiếp xúc dị ứng bị gây ra bởi chất kích thích, khiến da bị dị ứng, mẩn ngứa. Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh bao gồm: Bụi, phấn hoa trong không khí, lông vẩy da thú cưng, bào tử nấm mốc và thuốc...

Ngược lại, viêm da tiếp xúc kích ứng bị gây ra bởi: Nước hoa, mỹ phẩm chăm sóc da mặt, sản phẩm chăm sóc tóc, sơn móng tay, thuốc nhỏ mắt...

Các triệu chứng điển hình của viêm da tiếp xúc ở mí mắt bao gồm: Đỏ da, ngứa và phát ban da, da có vảy mịn, những triệu chứng này có thể lan ra vùng da quanh mắt.

Để tránh bị viêm da tiếp xúc ở mí mắt, cần tránh tiếp xúc với các chất kích thích gây viêm da. Có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt kháng viêm để làm giảm ngứa mí mắt.

Viêm da tiếp xúc ở mí mắt gây ngứa và sưng mí mắt

 Viêm da dị ứng

Viêm da dị ứng hay còn gọi là bệnh chàm (eczema) là tình trạng mạn tính do các mảng da khô, bong vảy, ngứa dữ dội. Viêm da dị ứng ở mí mắt có thể gây viêm mí mắt trong và ngoài. Bệnh có thể gây ngứa dữ dội ở mắt và vùng da xung quanh mặt. Nếu dụi mắt quá nhiều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giác mạc.

Những triệu chứng của ngứa mí mắt do viêm da dị ứng như: Nóng, rát mắt, đỏ da và sưng nhẹ kèm chảy nước mắt...

Ngoài ra, dấu hiệu nhận biết chàm ở mí mắt như vùng da ở mí mắt bị đổi màu, tối hơn hoặc sáng hơn so với vùng da khác.

Ngứa mí mắt kèm chảy nước mắt là dấu hiệu của viêm da dị ứng

Để điều trị viêm da dị ứng, cần sử dưỡng ẩm nhẹ nhàng và thuốc bôi. Có thể sử dụng thuốc kháng histamine để kiểm soát các triệu chứng như ngứa ở mắt. Tuy nhiên, để an toàn, hãy hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng thuốc.

Viêm bờ mi

Viêm bờ mi hay còn gọi là viêm mạn tính ở mí mắt là một trong những nguyên nhân gây ngứa mí mắt. Nguyên nhân gây viêm bờ mi là do viêm da tiết bã, nhiễm tụ cầu khuẩn và thay đổi chức năng của tuyến dầu ở mí mắt.

Ngoài ngứa mí mắt, các triệu chứng phổ biến của viêm bờ mi bao gồm: Khô mắt, đỏ da và trầy xước da, chảy nước mắt, rát da, bong vẩy trên da ở mí mắt...

Viêm bờ mi là một tình trạng viêm mạn tính, cần phải kiểm soát bệnh trong thời gian dài. Để điều trị viêm bờ mi, có thể chườm ấm và tẩy tế bào chết trên mí mắt. Ngoài ra có thể dùng thuốc kháng sinh đường uống hoặc bôi để kiểm soát các triệu chứng.

Bệnh hồng ban

Bệnh hồng ban là bệnh mạn tính, khi bị bệnh ở vùng mí mắt, da sẽ bị đỏ và sưng. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở vùng mặt, nhưng một số bộ phận khác như tai, da đầu, cổ, lưng và ngực cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh. Các triệu chứng của bệnh hồng ban như: Ngứa, nóng rát, chảy nước mắt quá nhiều, đỏ da, trầy xước da. Bệnh có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới mắt, gây mờ mắt.

Có thể điều trị bệnh bằng cách chườm ấm vùng da mí mắt, hoặc dùng thuốc kháng sinh đường uống. Ngoài ra, có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để làm giảm các triệu chứng của bệnh như khô mắt, ngứa mí mắt.

Khi bị ngứa mí mắt kéo dài kèm theo những triệu chứng khác thường như mờ mắt, đau mắt, đỏ mắt, mắt bị sưng, chảy nước mắt hoặc chảy mủ ở mắt cần đi khám bác sỹ ngay để kịp thời điều trị.

An Thu H+ (Theo Livestrong)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Da liễu