Người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với nhiễm trùng đường tiết niệu

Phụ nữ mắc đái tháo đường có nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu cao hơn nam giới

6 sai lầm thường gặp khi kiểm tra đường huyết

Ăn quá nhiều trái cây có thể gây đái tháo đường type 2?

Mờ mắt, đau mắt do biến chứng đái tháo đường: Cách nào lấy lại thị lực?

Tại sao người bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều cơm gạo trắng?

BS. Pradeep Gadge từ Trung tâm Đái tháo đường Gadge (Ấn Độ) giải thích lý do người bệnh đái tháo đường cần cẩn thận với nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

Tại sao người bệnh đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu

Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiết niệu, trong đó có thể là do bí tiểu hay vệ sinh không đúng cách. Đặc biệt, ở những người mắc bệnh đái tháo đường, người cao tuổi… do các dây thần kinh bị tổn thương khiến tín hiệu tới hệ thống bài tiết suy yếu. Bàng quang không có khả năng tống hết nước tiểu ra ngoài. Kết quả là nước tiểu bị ứ đọng trong hệ thống tiết niệu quá lâu, trở thành nơi sinh sản cho các loại vi khuẩn gây bệnh.

Đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc nhiễm trùng đường tiết niệu

Bên cạnh đó, người bệnh đái tháo đường thường có nồng độ đường huyết cao. Điều này có thể làm giảm lưu thông máu, khiến các mạch máu dễ bị tổn thương, và dẫn tới nhiều vấn đề khác trong cơ thể. Do lưu thông máu kém, khả năng di chuyển của các tế bào máu trắng (bạch cầu) cũng bị suy giảm, khiến cơ thể khó chống lại các tình trạng nhiễm trùng một cách hiệu quả.

Lượng đường dư thừa trong cơ thể cũng khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng hơn, trong đó có nhiễm trùng đường tiết niệu. Đặc biệt, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể khiến các vi khuẩn dễ xâm nhập tuyến tiền liệt, gây viêm tuyến tiền liệt ở nam giới. Nguy hiểm nhất, nhiễm trùng đường tiết niệu ở người bệnh đái tháo đường nếu không điều trị tốt có thể gây suy giảm chức năng thận.

Cách ngăn ngừa, điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu khi bị đái tháo đường

Việc điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu ở người bị đái tháo đường không có quá nhiều khác biệt với người bình thường bị UTI. Tuy nhiên, người bệnh đái tháo đường buộc phải theo dõi đường huyết chặt chẽ hơn khi đang bị nhiễm trùng.

Để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh đái tháo đường nên thực hiện những điều sau:

- Ngay lập tức đi khám nếu nghi ngờ mình bị UTI. Các triệu chứng cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: Thấy đau, rát khi đi tiểu; Cảm giác buồn đi tiểu dai dẳng; Nước tiểu có mùi rất nồng; Hay thấy ngứa ngáy; Đau bụng, đau lưng.

- Cố gắng ổn định đường huyết trong phạm vi cho phép.

- Uống nhiều nước.

- Mặc đồ lót từ các chất liệu thông thoáng, dễ thấm mồ hôi như cotton.

- Đi tiểu thường xuyên, không nhịn tiểu quá lâu.

- Đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ các vi khuẩn.

Nhiễm trùng tiết niệu ở người mắc đái tháo đường thường dai dẳng và hay tái phát. Vì vậy, kiểm soát đường huyết và phòng ngừa sớm biến chứng đái tháo đường bằng các sản phẩm hỗ trợ điều trị có chứa thành phần như hoài sơn, nhàu, mạch môn, câu kỷ tử, acid alpha lipoic có thể giúp kiểm soát nhiễm trùng tiết niệu.

Vi Bùi H+ (Theo Thehealthsite)

Gợi ý: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hộ Tạng Đường chứa các thành phần: Nhàu, Câu kỷ tử, Hoài sơn, Mạch môn, ALA,… giúp phòng ngừa và cải thiện biến chứng đái tháo đường, giảm và ổn định đường huyết, giảm cholesterol máu.

Mờ mắt, đau mắt do biến chứng đái tháo đường: Cách nào lấy lại thị lực? - Ảnh 8

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết