Người bệnh ung thư ăn ít thịt, sữa có thể giúp kéo dài sự sống?

Phải loại bỏ các thực phẩm yêu thích có thể khá khó khăn với nhiều người bệnh

Chế độ ăn "kim tự tháp" dành cho người bệnh ung thư

Bạn đã biết chống lại bệnh ung thư nhờ chế độ dinh dưỡng?

Thảo dược nào có tác dụng cho người bệnh ung thư?

5 phát hiện đột phá về bệnh ung thư trong năm 2016

Các nhà khoa học từ Đại học Glasgow (Anh) đã cho những con chuột bị ung thư ruột và ung thư hạch bạch huyết (một dạng ung thư máu) chế độ ăn chứa ít acid amin glycine và serine (có nhiều trong thịt, sữa). Họ cho rằng các acid amin này có thể tham gia hình thành các khối u, làm gia tăng nguy cơ ung thư di căn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, những con chuột được cho ăn ít thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa đã giảm đáng kể tốc độ phát triển các tế bào bào ung, giảm nguy cơ ung thư di căn. Những con chuột này dường như cũng đáp ứng tốt hơn với các hóa chất hóa trị và xạ trị.

Ăn ít thịt và các sản phẩm từ sữa giúp giảm nguy cơ ung thư di căn

TS. Oliver Maddocks, tác giả nghiên cứu chính cho biết: “Những phát hiện của chúng tôi cho thấy, hạn chế một số acid amin trong chế độ ăn hàng ngày có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, giúp người bệnh điều trị tốt hơn, kéo dài sự sống”.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy kết quả này không đúng với những con chuột bị ung thư tuyến tụy. Nguyên nhân là do các tế bào ung thư tuyến tụy có thể tự sản sinh acid amin glycine và serine.

Đồng tác giả nghiên cứu, GS. Karen Vousden cho biết: “Cơ chế sản sinh acid amin trong cơ thể người bệnh ung thư rất phức tạp. Thêm vào đó, ngoài thịt và trứng, glycine và serine cũng có trong một số loại thực phẩm như đậu nành, đậu lăng nên người bệnh không nên tự ý giảm thiểu các loại thực phẩm này trong chế độ ăn hàng ngày".

"Tốt hơn hết, trước khi có thêm các nghiên cứu xác định cơ chế sản sinh glycine và serine trong cơ thể, người bệnh ung thư nên tham khảo ý kiến bác sỹ điều trị để biết liều lượng ăn thịt, sữa an toàn hoặc các thực phẩm thay thế hợp lý nhất”, GS. Karen Vousden nói.

Hy vọng trong tương lai, các nhà khoa học có thể tìm ra cách loại bỏ glycine và serine trong các thực phẩm như thịt, sữa, giúp người bệnh ung thư có thể ăn uống thoải mái hơn mà vẫn kiểm soát bệnh tốt.

Vi Bùi H+ (Theo DailyMail)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Ung thư