7 điều về cholesterol có thể bạn chưa biết

Quá nhiều cholesterol lại có thể gây ra những vấn đề sức khỏe

Hãy xóa nỗi ám ảnh về cholesterol

Cholesterol tốt có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch?

Nguyên nhân gây tăng cao mỡ máu có thể bạn đang vô tình mắc phải

Làm thế nào để có thể giảm nhanh cholesterol cao trong máu?

Bạn không thể sống mà thiếu cholesterol

Cơ thể bạn cần cholesterol để tạo kích thích tố hormone, vitamin D và acid mật có thể trợ giúp tiêu hóa thức ăn trong ruột của bạn. Cholesterol giúp bạn khỏe mạnh. Cholesterol cũng được sử dụng để tạo mật, một chất lỏng màu xanh lục được sản sinh bởi gan và trữ trong túi mật. Cơ thể cần mật để tiêu hóa thức ăn chứa chất béo. Trẻ sơ sinh có được nhiều cholesterol hơn từ sữa mẹ. Trên thực tế, cholesterol còn được bổ sung vào sữa bột của trẻ em.

1/3 người trưởng thành bị cholesterol cao

Tại Hoa Kỳ, cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người có mức cholesterol là 240 mg/dl hoặc cao hơn - theo Trung tâm Kiểm soát & Phòng chống Bệnh tật Hoa Kỳ (CDC). Cholesterol cao là vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến bệnh tim mạch.

Cholesterol cao có thể dẫn đến xơ vữa động mạch

Rất nhiều quan điểm cho rằng có thể kiểm soát mức cholesterol bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, nhưng thực tế các yếu tố ảnh hưởng chính làm tăng mức cholesterol là do di truyền gọi là tăng cholesterol máu có tính gia đình (FH).

Theo các chuyên gia y tế Mỹ, khoảng 75% cholesterol là do gene, và khoảng 25% là do chế độ ăn uống. Khi bạn ăn thức ăn có chứa cholesterol như thịt, cá và sữa, cơ thể giải phóng cholesterol dư thừa nếu hoạt động bình thường nhưng nếu người bị FH, cơ thể sẽ không thể đốt cháy chất béo dư thừa. Bạn có nguy cơ FH nếu gia đình bạn có tiền sử cholesterol cao hoặc nhồi máu cơ tim sớm (xảy ra trước 50 tuổi).

Khi gia đình có người bị cholesterol cao thì bạn hãy đến bác sỹ để kiểm tra mức độ cholesterol và có cách kiểm soát cholesterol về mức bình thường.

 Ngay cả trẻ em cũng có thể bị cholesterol cao

Chúng ta thường nghĩ cholesterol chỉ có tác động đến người lớn và trẻ nhỏ dường như được "an toàn". Nhưng thực tế, nồng độ cholesterol cao là một tác nhân chính gây ra bệnh tim và đột quỵ, và điều đó có thể có nguồn gốc từ tuổi thơ. Sự gia tăng đáng kể tỷ lệ trẻ em béo phì hiện nay đang đặt trẻ em đối mặt với nguy cơ chịu tác động của cholesterol sớm và lâu dài hơn. Theo các bác sỹ ở Học viện Nhi khoa Mỹ, tất cả các trẻ được sàng lọc nồng độ cholesterol máu ít nhất một lần khi trẻ được 9 – 11 tuổi và lặp lại khi trẻ từ 17 – 21 tuổi.

Trẻ em cũng có thể bị cholesterol cao

Những trẻ từ 2 – 8 tuổi và 12 – 16 tuổi mà có những yếu tố nguy cơ cholesterol cao thì nên được kiểm tra thường xuyên hơn. Sàng lọc cholesterol máu được khuyến khích cho những trẻ:

- Có bố mẹ hoặc người thân có nồng độ cholesterol cao hơn 240 mg/dL

- Có tiền sử gia đình bị bệnh tim mạch trước 55 tuổi ở nam giới và trước 65 tuổi ở phụ nữ

- Có một số vấn đề sức khỏe nhất định như bệnh thận, bệnh Kawasaki, hoặc viên khớp tự phát ở tuổi vị thành niên

- Có các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, hoặc hút thuốc lá.

Tập luyện giúp tăng cholesterol tốt

Đồ mồ hôi làm tăng nồng độ choleterol tốt. Ngoài ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm các loại thực phẩm như cá hồi sức khỏe tim mạch và bơ. Ngoài ra bạn có thể thể làm tăng nồng độ cholesterol tốt HDL - giúp bảo vệ chống lại bệnh tim bằng cách làm việc và tập luyện điều độ.


Trong một nghiên cứu về phụ nữ bị đái tháo đường loại 2 được công bố vào tháng 6.2016 trên Tạp chí quốc tế về Y học thể thao, ba tuần tập luyện cường độ cao làm tăng đáng kể nồng độ cholesterol tốt của phụ nữ đến 21% và giảm trigylcerides đến 18%. Và một nghiên cứu công bố tháng 3.2009 trên tạp chí Nghiên cứu Sức mạnh và Nhiệt độ phát hiện ra rằng nam giới chạy bộ và chạy ở cường độ cao trong thời gian bằng nhau cho thấy sự cải thiện đáng kể nồng độ cholesterol tốt của họ trong tám tuần.

 Uống thuốc giảm cholesterol cũng hiệu quả nhưng chậm. 

Chế độ ăn uống và tập thể dục là lựa chọn đầu tiên để giảm cholesterol, trừ phi bạn có nguy cơ cao với đau tim hoặc gia đình có người bị cholesterol cao, mỡ máu cao, thì mới nên dùng thuốc giảm cholesterol vì hiệu quả không nhanh bằng tập thể dục và ăn uống.

Khi có nguy cơ cao đau tim cao thì mới nên dùng thuốc giảm cholesterol

Mức cholesterol của phụ nữ dao động theo tuổi

 Mặc dù phụ nữ thường có mức cholesterol thấp hơn so với nam giới, nhưng họ có thể trải nghiệm nồng độ cholesterol cao - thấp trong suốt cuộc đời của họ. Trong khi mang thai, phụ nữ có nồng độ cholesterol tăng lên, để giúp bộ não của trẻ sơ sinh phát triển. Và sữa mẹ giàu cholesterol được cho là bảo vệ tim cho trẻ sơ sinh. Sau khi mang thai, nồng độ cholesterol của phụ nữ trở lại bình thường. Nhưng sau thời kỳ mãn kinh, nồng độ cholesterol “xấu” tăng lên, trong khi nồng độ cholesterol “tốt” suy giảm.

Việc tăng cholesterol có yếu tố gia đình làm tăng nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch sớm hơn bình thường, chính vì thế nhiều bệnh nhân tuổi đời còn  trẻ đã mắc chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ. Chính vì vậy, để hạn chế hậu quả đáng tiếc xảy ra, những gia đình có tiền sử người thân mắc bệnh cần thăm khám, xét nghiệm khoảng 3 đến 6 tháng/ lần để phát hiện, phòng và điều trị sớm những rối loạn và biến chứng do tăng mỡ máu..

Thanh Tú H+ (Theo Everyday Health)

Thực hiện nếp sống khoa học, cân bằng dinh dưỡng, vận động phù hợp cũng như sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị xơ vữa động mạch là rất cần thiết đối với các bệnh nhân có nguy cơ cholesterol cao.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch