Rau củ thích hợp cho người bị viêm loét đại tràng

Chế độ ăn hợp lý giúp người bệnh giảm thiểu triệu chứng viêm loét đại tràng

Làm thế nào để phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát?

Người bị viêm loét đại tràng nên ăn uống như thế nào?

Làm dịu vết viêm loét đại tràng nhờ những loại trà này

7 nguyên nhân khiến viêm loét đại tràng tái phát nhiều lần

Rau củ nên có trong thực đơn của người bị viêm loét đại tràng

Rau củ là nguồn vi chất dồi dào, đồng thời cung cấp các prebiotics – chất xơ cần thiết cho sự phát triển của các lợi khuẩn đường ruột. Do đó, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người bị viêm loét đại tràng nên thực hiện chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, ít chất béo để giảm tình trạng viêm và nâng cao chất lượng cuộc sống.

Tuy nhiên, ở người bệnh viêm loét đại tràng, niêm mạc đại tràng đã bị tổn thương, kéo theo các triệu chứng như phân có máu, tiêu chảy/táo bón, đau bụng, sốt, sụt cân… Rau củ quả có chứa chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Trong đó, chất xơ không hòa tan có thể cọ xát và kích thích thành ruột, làm các đợt viêm cấp trầm trọng thêm. Vì thế, người bệnh cần thận trọng lựa chọn rau củ quả và cách chế biến phù hợp.

 

Người bị viêm loét dạ dày nên tham khảo ý kiến bác sỹ về chế độ dinh dưỡng thích hợp với tình trạng bệnh của mình. Dưới đây là một số loại rau củ quả giàu chất xơ hòa tan bạn có thể thêm vào thực đơn hàng ngày:

- Cà rốt (gọt vỏ, bào sợi)

- Các giống bí ngô, bí ngòi, bí đao (gọt vỏ)

- Khoai lang, khoai tây (gọt vỏ)

- Đậu cô ve (đậu que)

- Măng tây (phần ngọn non)

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, chất xơ hòa tan có thể hấp thụ nước và trở thành dạng gel khi đi vào ruột. Chất xơ hòa tan còn giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, cải thiện nhu động ruột khi bạn gặp triệu chứng táo bón, tiêu chảy do viêm loét dạ dày.

Cách chế biến rau củ dành cho người bị viêm loét dạ dày

Trong thực đơn hàng ngày, người bị viêm loét đại tràng nên chọn các món hấp, luộc, tránh ăn quá nhiều món xào hay chiên rán nhiều dầu mỡ. Rau củ quả được nấu chín cũng dễ tiêu hóa hơn, nhất là khi bạn đang trong các đợt viêm cấp. Dưới đây là các phương pháp sơ chế, nấu rau củ quả an toàn cho người bị viêm loét dạ dày:

Gọt vỏ giúp giảm lượng chất xơ không hòa tan, giúp rau củ dễ tiêu hóa hơn

Gọt vỏ giúp giảm lượng chất xơ không hòa tan, giúp rau củ dễ tiêu hóa hơn

- Luôn gọt vỏ: Việc gọt bỏ vỏ của các loại củ quả như cà rốt, củ cải, bí ngô, khoai tây sẽ giảm hàm lượng chất xơ không hòa tan, hạn chế nguy cơ kích thích niêm mạc ruột. Bạn có thể dùng đồ bào rau củ để bào vỏ măng tây. Đậu cô ve cần được tước bỏ chỉ xơ ở thân quả trước khi chế biến.

- Nấu đến khi chín mềm: Bạn có thể sử dụng phương pháp hấp, luộc hoặc nướng rau củ (bằng nồi chiên, lò nướng) đến khi rau củ quả chín mềm.

Chế biến bí ngô, khoai lang thành món soup dễ ăn cho người bị viêm loét đại tràng

Chế biến bí ngô, khoai lang thành món soup dễ ăn cho người bị viêm loét đại tràng

- Nghiền hoặc xay nhuyễn nếu cần thiết: Trong các đợt viêm cấp bùng phát, bạn có thể dùng đến cách này để biến các món ăn giàu chất xơ (như rau lá xanh) trở nên dễ tiêu hơn. Rau củ quả sau khi nấu chín có thể nghiền nát, hoặc cho vào máy xay thành các món sinh tố, soup.

Theo Everyday Health, các rau họ Cải như bông cải, súp lơ, bắp cải… có thể gây ra tình trạng đầy hơi, chướng bụng, ngay cả khi đã nấu chín. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sỹ và tránh ăn các thực phẩm này nếu lo ngại các triệu chứng trên.

Quỳnh Trang (Theo Everyday Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa