Tại sao prebiotics quan trọng và prebiotics có trong thực phẩm nào?

Bổ sung prebiotics giúp cải thiện hệ tiêu hóa

Muốn “dùng” probiotics tốt nhất, cần có prebiotics!

Có cần dùng thêm prebiotic khi sử dụng các sản phẩm bổ sung probiotic?

Probiotics và Prebiotics có vai trò gì với sức khỏe?

Nên cho trẻ dùng probiotics hay prebiotics?

Giới khoa học ngày càng nhận ra tầm quan trọng của prebiotics đối với sức khỏe của hệ tiêu hóa

Lợi ích của prebiotics 

Prebiotics không được tiêu hóa ở ruột non vì cơ thể con người thiếu các enzyme cần thiết để phân hủy chúng thành các chất có thể được hấp thụ vào máu. Sự thiếu hụt này khiến prebiotics tiếp xúc với vi khuẩn tốt trong ruột, kích thích sự phát triển của vi khuẩn tốt.

Prebiotics có khả năng làm tăng số lượng bifidobacteria (một loại vi khuẩn thân thiện thường có trong các sản phẩm bổ sung probiotics).

Nghiên cứu cho thấy, prebiotics giúp cải thiện sự hấp thụ calci, giảm nguy cơ dị ứng, cải thiện hệ thống miễn dịch và tăng tốc độ trao đổi chất. 

Các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để tìm hiểu về khả năng hỗ trợ điều trị bệnh của prebiotics, như với hội chứng ruột kích thích (IBS).

Tác hại khi bổ sung prebiotics

Theo Mayo Clinic, hầu hết prebiotics và probiotics có thể được tiêu thụ an toàn mà không có tác dụng phụ nguy hiểm ở người trưởng thành khỏe mạnh. Tuy nhiên, một số người bị đầy hơi, khó chịu ở bụng khi dùng prebiotics. Nếu bạn bị mắc hội chứng ruột kích thích hoặc một vấn đề tiêu hóa khác, bạn nên nói chuyện với bác sỹ về việc bổ sung prebiotics trong chế độ ăn uống.

Prebiotics có ở đâu? 

Prebiotics có trong thực phẩm hoặc các sản phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Vì prebiotics là chất xơ mà cơ thể không tiêu hóa được (carbohydrate), chúng được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Vì vậy, khi bạn tăng lượng thức ăn có chứa prebiotics, bạn cũng sẽ nhận được nhiều dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe. 

Tỏi có chứa prebiotics giúp kích thích sự phát triển của vi khuẩn có lợi

Những thực phẩm có chứa prebiotics gồm: 

- Măng tây
- Rễ cây rau diếp xoăn
- Thì là
- Tỏi
- Các loại đậu (đậu xanh, đậu lăng, đậu nành)
- Các loại hạt như hạt điều và hạt dẻ cười 
- Hành tây, tỏi tây, hẹ, hành lá
- Lúa mì, ngũ cốc.

Nếu bạn tìm kiếm các sản phẩm bổ sung prebiotics, bạn có thể tìm kiếm trên nhãn: 

- Fructans (inulin và fructooligosacarit)
- Galacto-oligosacarit (GOS)
- Oligofroza (fructose)
- Tinh bột kháng tiêu hóa (Resistant starch) 
- Oligosacarit.

Bạn nên tìm các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, được chứng nhận bởi cơ quan có thẩm quyền để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.

Liều lượng prebiotics cần thiết 

Hầu hết mọi người có thể nhận được prebiotics bằng cách tiêu thụ đủ lượng chất xơ khuyến nghị hàng ngày. Lượng chất xơ được khuyến nghị cho người lớn là 25 - 38 gram mỗi ngày. Ăn ngũ cốc nguyên hạt, nhiều trái cây và rau củ là cách tốt nhất để nhận được lượng chất xơ cần thiết.

Nhiều sản phẩm bổ sung prebiotics cung cấp khoảng 4 - 5 gram mỗi ngày. Nếu bạn dùng các sản phẩm bổ sung prebiotics, hãy bắt đầu từ từ (mỗi ngày một lần) cho đến khi bạn thấy cơ thể thích ứng tốt. Nếu bạn thấy đầy hơi khó chịu, hãy cắt giảm một nửa liều tiêu thụ. 

Nhiều người kết hợp cả prebiotics với probiotics (gọi là synbiotic) để tăng cường lợi ích sức khỏe.

Vân Anh H+ (Theo verywellhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nghiên cứu - Sản xuất