Máy tạo nhịp tim giúp điều hòa nhịp tim ở những người bị rối loạn nhịp tim
Dùng cam thảo giải nhiệt cẩn thận tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim
Ổn định rối loạn nhịp tim nhờ ngồi thiền và sử dụng sản phẩm thảo dược
Làm sao giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim?
Bị bệnh nhịp tim nhanh điều trị như thế nào?
Bác sỹ Eve Glazier và bác sỹ Elizabeth Ko - Bác sỹ nội khoa tại Trung tâm y tế UCLA Health, trực thuộc Đại học California, Los Angeles (Mỹ), trả lời:
Chào bạn!
Máy điều hòa nhịp tim hay còn gọi là máy tạo nhịp tim là một thiết bị y tế nhỏ sử dụng các xung điện để giữ cho nhịp tim đập ổn định. Máy tạo nhịp tim có thể cần thiết cho người bị tim đập nhanh hoặc chậm hơn bình thường.
Máy tạo nhịp tim được cấy dưới da, ngay dưới xương đòn thông qua gây tê tại chỗ. Các dây dẫn được luồn qua tĩnh mạch gần đó, luồn đến vị trí phù hợp trong tim, đầu còn lại cắm vào máy tạo nhịp.
Sau khi được cấy ghép, máy tạo nhịp tim sẽ điều hòa nhịp tim bằng cách giám sát hoạt động điện của tim và can thiệp khi cần thiết. Nếu nhịp tim bị chậm, thiết bị sẽ truyền tín hiệu điện nhỏ đến cơ tim, làm cho tim co bóp.
Nhịp tim có thể được tạo từ tâm nhĩ phải hoặc tâm thất phải, cũng có thể là cả hai. Điều này do máy tạo nhịp tự điều chỉnh dựa theo tình trạng thực tế (máy tạo nhịp tim đã được lập trình). Bác sỹ có thể dễ dàng lập trình lại máy tạo nhịp tim sao cho phù hợp với nhịp của tim người bệnh.
Thủ tục cấy máy tạo nhịp tim thường được thực hiện trong phòng phẫu thuật. Nó được coi là một phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và thường mất từ 1 - 2 giờ để thực hiện. Khi thực hiện phẫu thuật, người bệnh có thể gặp một số rủi ro là chảy máu, nhiễm trùng, tổn thương mạch máu hoặc tác dụng phụ của thuốc mê. Bệnh nhân sau phẫu thuật có thể về nhà luôn hoặc ở lại bệnh viện để theo dõi sức khỏe.
Trong tháng đầu tiên sau phẫu thuật đặt máy tạo nhịp tim, bệnh nhân nên tránh các bài tập thể dục có cường độ mạnh và nâng vật nặng.
Phẫu thuật này có thể gây ra một số rủi ro nhưng so với những biến chứng do bệnh rối loạn nhịp tim mang lại thì nó không đáng kể. Tuy nhiên, mẹ bạn đã trên 90 tuổi do vậy chúng tôi khuyên bạn nên trao đổi với bác sỹ tim mạch về những rủi ro của phẫu thuật so với những rủi ro khi không phẫu thuật.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bình luận của bạn