Người huyết áp thấp có nên uống rượu?

Người huyết áp thấp nên hạn chế uống rượu

Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng huyết áp thấp?

Làm sao để chấm dứt cơn đau đầu do huyết áp thấp?

Trà gừng có tác dụng điều trị huyết áp thấp không?

4 cách đơn giản ngăn ngừa huyết áp thấp

Rượu là đồ uống có cồn, chứ không phải là nước, chính vì thế không thể thay thế nhu cầu nước của cơ thể. Uống rượu có thể làm tăng huyết áp, tuy nhiên đây chỉ là hiện tượng tạm thời, nếu lạm dụng rượu về lâu dài sẽ rất có hại cho sức khỏe. Không những thế, rượu còn có tính khử nước khiến cơ thể rơi vào trạng thái háo nước. 

Người bệnh huyết áp thấp cần lưu ý, chỉ có thể làm tăng huyết áp bằng biện pháp y học. Với loại đồ uống mang tính kích thích như rượu, mặc dù nó gây tăng huyết áp nhưng không nên uống rượu để giúp làm tăng huyết áp ở những người có huyết áp thấp. Bởi chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh những người có huyết áp thấp uống rượu trong bao lâu, uống mức độ nào sẽ làm huyết áp tăng đến mức mong muốn và đạt được sự an toàn. Hơn nữa, rượu chưa bao giờ là “thuốc” tốt để chữa bệnh, nên nếu uống rượu với mong muốn để tăng huyết áp ở người huyết áp thấp thì lợi bất cập hại. Nguy hiểm hơn, người uống rượu nhiều sẽ dễ mắc chứng nghiện rượu, càng khiến cơ thể suy yếu và dễ mắc bệnh.

Người bị huyết áp thấp không nên uống rượu

Người nghiện rượu bị huyết áp thấp cần cai rượu ngay nếu không muốn gặp phải những hệ quả xấu. Tuy nhiên, không nên dừng uống rượu đột ngột mà cắt giảm lượng rượu tiêu thụ hàng ngày một cách khoa học, từ từ. Lượng rượu vừa phải được quy định như sau: 

- 2 ly/ngày cho nam giới dưới 65 tuổi.

- 1 ly/ngày cho nam giới trên 65 tuổi. 

Để cải thiện tình trạng huyết áp thấp, người bệnh huyết áp thấp có thể thực hiện một số biện pháp sau:

- Ăn uống điều độ, tăng cường các thực phẩm có tác dụng bổ máu như: Thịt nạc, trứng gà, sữa, tim gan động vật, bí đỏ, rau bina, đậu tương, mật ong, táo, lựu, đu đủ…

- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày: Thay vì 3 bữa một ngày giờ bạn có thể chia nhỏ làm 5 tới 6 bữa. 

- Ăn mặn hơn một chút và uống nhiều nước: Ăn mặn và uống nhiều nước đều giúp tăng lưu lượng tuần hoàn từ đó nâng cao chỉ số huyết áp.

Người bệnh huyết áp thấp nên uống nhiều nước hơn bình thường

- Thường xuyên vận động thể chất: Tập luyện thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao khả năng tự điều hòa huyết áp.

- Khi gặp phải các triệu chứng chóng mặt, choáng váng có thể uống một cốc trà, cà phê, hay nước gừng để nâng chỉ số huyết áp tạm thời, nhưng không nên dùng quá 2 cốc một ngày.

Với những người bị huyết áp thấp cơ địa, mạn tính thì nên lưu ý đến chế độ ăn uống và thực phẩm hàng ngày. Tuy nhiên, với những trường hợp bị huyết áp thấp tư thế, chế độ ăn ít khi làm ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp. Hầu như người bệnh không cần phải kiêng kỵ bất cứ thực phẩm nào, bởi cơ chế gây hạ huyết áp thế đứng chính là do sự rối loạn khả năng điều chỉnh huyết áp của hệ thống thần kinh thể dịch của cơ thể. Những thụ thể cảm áp nằm bên trong các động mạch hoạt động kém nhạy, gửi sai lệch tín hiệu đến não, tim và thận, khiến cơ thể không đáp ứng kịp thời khi có sự thay đổi tư thế đột ngột (từ nằm hoặc ngồi chuyển sang đứng).

Thanh Tú H+

Sản phẩm gợi ý: Thực phẩm chức năng giúp hỗ trợ điều trị huyết áp thấp


Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tim mạch