Người khỏe mạnh nhiễm COVID-19 cũng cần cẩn thận nguy cơ di chứng
SUCKHOE+ | Xin chào chuyên gia! Tôi nghe nói di chứng hậu COVID-19 chỉ nguy hiểm với những người có bệnh nền. Xin hỏi điều này có đúng không? Người khỏe mạnh có phải lo gì về nguy cơ di chứng hay không? (binhbong**@gmail.com)
ThS.BS. Lê Đức Việt - chuyên khoa tim mạch từ Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn trả lời:
Chào bạn!
Dù không phải tất cả nhưng với đa số những người khỏe mạnh mắc COVID-19, tất cả các triệu chứng, tổn thương sẽ dần sẽ thoái lui và hồi phục theo thời gian (có thể là sau khoảng 12 tuần, sau 1 - 2 tháng). Tuy nhiên, ở một số người, sau khi nhiễm COVID-19 vẫn phải chịu tác động của tình trạng đáp ứng miễn dịch, dẫn tới một số di chứng như xơ hóa phổi, tổn thương vi mạch máu… có thể xảy ra.
Đặc biệt, tình trạng tổn thương vi mạch máu có thể làm tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim, làm giảm khả năng gắng sức, giảm khả năng hoạt động thể lực của người bệnh. Điều này khiến ngay cả những người khỏe mạnh trước khi mắc COVID-19, nhưng vẫn có thể thấy mệt mỏi, tức ngực và khó thở sau khi âm tính trở lại.
Để phòng ngừa nguy cơ di chứng hậu COVID-19, tốt hơn hết, sau khi âm tính bạn vẫn nên đi khám sàng lọc hậu COVID-19 ở tuần thứ 4 và tuần thứ 12. Bạn cũng nên chủ động “lắng nghe” cơ thể mình, xem có điều gì bất thường so với trước khi mắc COVID-19 hay không để chủ động đi khám.
Ví dụ, bạn có thể chú ý nếu trước mình vẫn khỏe, nhưng sau khi mắc COVID-19 lại bị tăng huyết áp, khó thở, tức ngực… hoặc các triệu chứng này đã có nhưng nay trở nên nghiêm trọng hơn thì bạn nên đi khám sàng lọc hậu COVID-19. Việc khám sàng lọc có thể giúp phát hiện sớm các bệnh lý do tổn thương tế bào cơ tim, tổn thương vi mạch máu, mạch máu…
Nếu gia đình bạn đã có người mắc COVID-19, trong giai đoạn hậu COVID-19 có thể tham khảo sử dụng thêm các sản phẩm chứa chiết xuất từ thông Dahurian. Theo đó, chiết xuất Dihydroquercetin từ thông Dahurian có tác dụng giúp giúp ức chế tình trạng viêm, ngăn ngừa huyết khối và tổn thương mạch máu, đặc biệt là các vi mạch (mạch máu nhỏ trực tiếp trao đổi chất dinh dưỡng nuôi cơ tim) do COVID-19 gây ra.
Ngoài ra, Dihydroquercetin từ còn có thể giúp ức chế sự tiến triển của mảng xơ vữa, làm giãn mạch máu, từ đó giúp cải thiện sự lưu thông máu đến tim tốt hơn.
Bình luận của bạn