Người lớn và trẻ bị ho, cảm lạnh: Khi nào nên đi khám?

Người lớn và trẻ bị ho, cảm lạnh có thể gây biến chứng nguy hiểm

8 cách giúp phòng tránh virus, phòng ngừa cảm lạnh, cúm

Có nên hạn chế sữa và các sản phẩm từ sữa khi bị cảm lạnh?

Ho khan là do dị ứng hay cảm lạnh?

Giúp trẻ khỏe và điều trị cảm lạnh không cần thuốc: Dùng máy tạo độ ẩm

Khi bị ho và cảm lạnh, bạn nên đi khám khi thấy có những dấu hiệu như dưới đây. 

Với người lớn 

Cảm lạnh ở người lớn thường sẽ tự khỏi trong vòng 7 - 10 ngày, nhưng đôi khi có thể kéo dài đến 2 tuần. Bị cảm lạnh thường không cần phải đi khám trừ khi xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như: 

- Khó thở: Cảm lạnh hoặc ho không gây khó thở hoặc đau ngực. Khó thở có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm phổi, hen suyễn hoặc bệnh tim. Bạn nên đi khám ngay nếu thấy bị khó thở. 

- Sốt cao, đặc biệt là ớn lạnh và đổ mồ hôi: Sốt kéo dài có thể là dấu hiệu nhiễm khuẩn cần phải dùng thuốc kháng sinh. 

- Nôn nhiều: Cơ thể cần chất lỏng, đặc biệt là khi bị bệnh. Nếu bạn bị nôn nhiều, không ăn uống được gì, bạn nên đến gặp bác sỹ để được truyền dịch (nếu có). 

- Nuốt đau: Đau họng dữ dội có thể là do nhiễm trùng cần phải dùng thuốc kháng sinh. 

- Ho kéo dài hơn 2 tuần: Ho kéo dài dai dẳng có thể là dấu hiệu của ho gà. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp ho kéo dài là do nước mũi chảy xuống (dịch nhầy chảy từ mũi xuống cổ họng). 

Bị ho dai dẳng, ho mãi không khỏi có thể là do hen suyễn, viêm phế quản

- Nghẹt mũi và đau đầu: Cản lạnh kéo dài có thể gây nghẹt mũi kéo dài, dẫn đến viêm xoang. Bị viêm xoang có thể cần phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị. 

- Chóng mặt, ngất xỉu: Nếu bạn cảm thấy bị hoa mắt chóng mặt và sắp ngất, hãy nhờ người nhà đưa đến phòng cấp cứu gần nhất. 

- Nhầm lẫn, đờ đẫn: Đây là triệu chứng thường gặp khi cơ thể đang phải chiến đấu với viêm từ xoang và tác dụng phụ của thuốc. Nếu tình trạng này gây ảnh hưởng xấu, bạn nên nhờ người thân, bạn bè đưa đi khám. 

Bạn cũng nên gọi cho bác sỹ hoặc đi khám ngay, nếu: 

- Bị đau tai
- Ho ra đờm màu vàng hoặc màu xanh lá cây
- Ho gây đau ngực
- Thở khò khè
- Đổ mồ hôi đêm
- Giảm cân không rõ lý do
- Ho nặng hơn ngay cả khi các triệu chứng cảm lạnh đã giảm.

Với trẻ nhỏ 

 Trẻ bị cảm lạnh và ho thường sẽ khỏi trong vòng từ 1 hoặc 2 tuần mà không cần phải dùng thuốc. Tuy nhiên, bạn nên đưa trẻ đi khám ngay, nếu: 

- Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng bị sốt.

- Sốt cao trên 38,8 độ C (102 độ F).

- Đôi môi nhợt nhạt.

- Khó thở, thở khò khè, thở nhanh.

- Trẻ không ăn uống gì.

- Ít đi tiểu.

- Kêu đau tai.

- Ho kéo dài hơn 2 tuần.

- Các triệu chứng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. 

Nếu trẻ có các triệu chứng cảm lạnh điển hình nhưng ho mãi không khỏi, có khả năng là trẻ cần thêm thời gian để hồi phục. Tuy nhiên, cũng có khả năng đây là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, cần phải điều trị ngay. 

Trẻ bị ho cảm lạnh kèm sốt cao hơn 38,8 độ C thì nên đi khám ngay

Ho kéo dài hoặc ho nặng tiếng có thể là triệu chứng của các vấn đề ở đường hô hấp như: 

- Hen suyễn: Hen suyễn khiến đường thở bị viêm và hẹp, gây khó thở. 

- Viêm phế quản: Ống phế quản bị viêm ảnh hưởng đến khả năng chuyển không khí từ mũi đến phổi. Dịch nhầy nhiều và đặc khi bị viêm phế quản sẽ cản trở hô hấp. 

- Khí phế thũng: Khí phế thũng thường do hút thuốc hoặc hít phải hóa chất và chất ô nhiễm dẫn đến tổn hại thành phổi không thể phục hồi. Người bệnh bị khó thở do có ít túi khí lớn trong phổi.

Cẩn trọng khi tự dùng thuốc 

Tự dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sỹ có thể khiến các triệu chứng thuyên giảm, nhưng tình trạng sức khỏe tiềm ẩn lại trở nên trầm trọng hơn. Dùng thuốc không đúng cách, quá liều có thể dẫn đến các vấn đề về gan, thận và các cơ quan quan trọng khác. Ngoài ra, loại thuốc mà bạn tự ý dùng cũng có khả năng tương tác với các loại thuốc điều trị khác. Tốt nhất là nên nói chuyện với bác sỹ về những loại thuốc an toàn và cần thiết để điều trị cảm lạnh và ho.

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) khuyến cáo, không nên cho trẻ dùng thuốc cảm và thuốc ho không kê đơn.

Thông thường với trẻ dưới 12 tuổi, bác sỹ sẽ xác định xem trẻ có cần phải dùng thuốc hay không. Lưu ý, trẻ không nên dùng aspirin vì nguy cơ mắc hội chứng Reye (đây là một căn bệnh chủ yếu gây tổn thương não và thoái hóa mỡ gan, thường bắt đầu ngay sau khi hồi phục từ một căn bệnh do nhiễm virus, đặc biệt là cúm và thủy đậu).  Bạn nên nói chuyện với bác sỹ trước khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, giảm đau.

Chẩn đoán bệnh

Sau khi hỏi tiền sử bệnh và khám, bác sỹ có thể yêu cầu chụp X-quang ngực và thực hiện các xét nghiệm khác, như xét nghiệm máu để xác định nguyên nhân là do nhiễm trùng hay vấn đề nào khác. Xét nghiệm strep (liên cầu khuẩn) nhanh cũng có thể được thực hiện nếu trẻ bị sốt cao và đau họng. Ngoài ra, bác sỹ cũng có thể chỉ định xét nghiệm cúm. 

Điều trị ho, cảm lạnh và các bệnh viêm đường hô hấp trên khác

Các loại thuốc như Tylenol, Sudafed, Afrin... có thể được dùng để điều trị các bệnh viêm đường hô hấp trên. Nếu nhiễm trùng do vi khuẩn, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc kháng sinh. Ví dụ, Pen-Vee K (penicillin), Amoxil (amoxicillin) hoặc Keflex (cephalosporin) đều là những phương pháp điều trị hiệu quả cho nhiễm trùng do liên cầu khuẩn.

Tuy nhiên, thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị hen suyễn hay viêm phổi khác cần phải được bác sỹ kê đơn, chỉ định, không được tự ý dùng. 

Các biện pháp điều trị tại nhà

 - Nghỉ ngơi nhiều hơn
- Ngủ đủ giấc
- Ăn súp ấm 
- Uống trà ấm 
- Nên ở nhà, xin nghỉ làm và nghỉ học để nhanh phục hồi bệnh.

Vân Anh H+ (Theo verywellhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp