- Chuyên đề:
- Đái tháo đường
Hoa quả là nguồn chất xơ tốt cho người bệnh đái tháo đường
Làm sao kiểm soát bệnh đái tháo đường trong mùa Đông lạnh?
Biến chứng đái tháo đường đến xương khớp điều trị thế nào?
Trà hương thảo tốt cho người bệnh đái tháo đường?
Món ăn cho người bệnh đái tháo đường: Vừa ngon vừa không tăng đường huyết
Hoa quả là nguồn chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa dồi dào. Chế độ ăn với lượng hoa quả vừa phải sẽ đem lại nhiều lợi ích với người bệnh đái tháo đường (tiểu đường). Chất xơ trong trái cây giúp ngăn ngừa đường huyết tăng cao, hỗ trợ giảm mỡ máu và tăng cảm giác no. Trong trái cây chứa nhiều vitamin và khoáng chất như kali có khả năng hỗ trợ hạ huyết áp.
Tuy nhiên, hoa quả là nguồn fructose tự nhiên, có thể chuyển hóa thành glucose. Do đó, bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm soát lượng carbohydrate trong chế độ ăn bằng cách chọn trái cây có chỉ số đường huyết thấp. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho người đái tháo đường khi ăn hoa quả:
Tránh hoa quả sấy khô và nước trái cây
Người bệnh đái tháo đường cần tránh ăn hoa quả sấy khô
Hoa quả sấy khô chứa lượng carbohydrate lớn hơn hoa quả tươi, đồng thời không còn nhiều chất xơ sau khi gọt vỏ. Nhiều sản phẩm hoa quả khô còn được chế biến với đường phụ gia để tăng thêm hương vị.
Ngoài ra, người bệnh đái tháo đường nên tránh uống nước ép hoa quả. Nước ép nguyên chất với ít chất xơ có thể khiến đường huyết tăng đột ngột.
Chọn trái cây với chỉ số GI thấp
Chỉ số GI (chỉ số đường huyết của thực phẩm) phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi ăn của thực phẩm. Thực phẩm có chỉ số GI cao không có lợi với người bệnh đái tháo đường vì chúng có thể khiến cho nồng độ đường trong máu tăng đột ngột.
Trái cây được chia ra làm 3 nhóm:
- Trái cây có chỉ số GI thấp (dưới 56): táo, lê, việt quất, dâu tây, kiwi, bưởi, cam
- Trái cây có chỉ số GI trung bình (56-69): anh đào, xoài, đu đủ, nho
- Trái cây có chỉ số GI cao (trên 70): dưa hấu, dứa
Tuy nhiên, cơ thể mỗi người lại có mức mức độ phản ứng với lượng đường trong trái cây khác nhau. Bạn cần thường xuyên theo dõi đường huyết sau khi ăn và tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi xây dựng chế độ ăn hàng ngày.
Ăn khẩu phần vừa phải
Theo khuyến nghị của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, 45% calorie trong chế độ ăn nên tới từ carbohydrate. Để kiểm soát lượng carbohydrate và ổn định đường huyết, người bệnh đái tháo đường nên ăn lượng trái cây vừa phải. Bạn chỉ ăn 1 khẩu phần hoa quả trong mỗi bữa ăn và không ăn quá 2-3 khẩu phần hoa quả/ngày.
Chia hoa quả thành khẩu phần phù hợp giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt hơn
1 khẩu phần hoa quả tương đương 15gr carbohydrate. Tùy theo chỉ số GI của từng loại trái cây, bạn có thể phải điều chỉnh lượng khẩu phần để kiểm soát đường huyết. Dưới đây là khẩu phần một số loại hoa quả thông dụng:
- 1 quả táo, cam, lê, đào cỡ nhỏ (khoảng 110gr)
- 1/2 quả chuối cỡ vừa
- 2 quả quýt nhỏ (hoặc 1 quả quýt to)
- 2 quả kiwi nhỏ
- 4 quả mơ nhỏ
- Khoảng 160gr dưa lưới (dưa gang)
- 15 quả nho hoặc anh đào
- 1/3 quả xoài cỡ vừa
- 180gr dâu tây
- 75gr việt quất
Trong đó, chuối, nho, xoài, dứa là những trái cây có chỉ số GI cao, có thể gây tăng đường huyết đột ngột. Do đó, người bệnh đái tháo đường cần thận trọng khi ăn những trái cây này.
Ăn trái cây với protein
Trái cây kết hợp với protein có thể khiến đường huyết tăng chậm hơn. Do đó, khi ăn bữa phụ hàng ngày, bạn có thể kết hợp hoa quả với bơ hạnh nhân, sữa chua Hy Lạp hoặc phô mai.
Bình luận của bạn