- Chuyên đề:
- Tai biến mạch máu não
Bệnh nhân 18 tuổi qua cơn nguy kịch sau phẫu thuật - Ảnh do bệnh viện cung cấp
Đột quỵ gây ra những di chứng gì?
Di chứng mờ mắt sau đột quỵ và cách cải thiện hiệu quả
Bé 3 tuổi đột quỵ do túi phình mạch máu não
Những yếu tố nguy cơ của đột quỵ và cách phòng ngừa hiệu quả
Nữ sinh 18 tuổi đột quỵ không rõ nguyên nhân
Mới đây, Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á tại TP.HCM đã cấp cứu thành công một trường hợp đột quỵ (tai biến mạch máu não) rất trẻ, là học sinh lớp 12.
Theo thông tin từ gia đình, trưa 31/3, sau khi đi học về, bệnh nhân có vào phòng tắm và thay quần áo. Khi vừa ra ngoài, em đột nhiên lên cơn co giật, bất tỉnh và rơi vào hôn mê.
Ngày 9/4, bác sỹ Trương Thái Dương - Trưởng Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Xuyên Á cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu, liệt nửa người bên trái, phản xạ ánh sáng yếu, phải thở máy qua nội khí quản. Kết quả chụp CT não cho thấy bệnh nhân bị xuất huyết não, máu đọng trong não thất.
Nhờ được cấp cứu kịp thời, hiện người bệnh đã có thể vận động tứ chi, tỉnh táo, nói được, sức cơ bên trái cải thiện. Bác sỹ Dương cho biết, so với các bệnh nhân đột quỵ, bệnh nhân này khá trẻ, trước đó rất khỏe mạnh, không có bệnh lý nền. Hiện chưa rõ nguyên nhân nữ sinh bị đột quỵ.
Những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ ở người trẻ
Theo số liệu của Hội Tim mạch Việt Nam, cứ 4 người từ 25-49 tuổi thì có 1 người bị tăng huyết áp. Đây là nguyên nhân chính gây nên đột quỵ ở người trẻ.
Người trẻ không nên chủ quan với những cơn đau đầu thoáng qua hoặc kéo dài
Ngoài ra, bệnh nhân đột quỵ trẻ còn liên quan đến các yếu tố di truyền, có bất thường về mạch máu, hoặc tình trạng đông máu nhưng không gặp triệu chứng đặc hiệu. Đột quỵ có thể xuất hiện sau cơn thiếu máu não thoáng qua, làm ngừng tạm thời việc cung cấp máu lên não. Người trẻ tuổi tuyệt đối không chủ quan với các dấu hiệu như đau đầu, mất thị lực đột ngột, yếu một cánh tay hoặc chân trong ít phút.
Một số yếu tố sau cũng có thể liên quan đến đột quỵ: Đái tháo đường, béo phì, tăng mỡ máu, hút thuốc, lối sống ít vận động, không lành mạnh, làm việc căng thẳng…
Bệnh nhân đột quỵ do xuất huyết não có thể tử vong bất kỳ lúc nào, cần được cấp cứu trong thời gian vàng trong vòng 6 giờ kể từ khi khởi phát, nguyên tắc là điều trị càng sớm càng tốt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, bệnh nhân trẻ tuổi có thể mất đi cơ hội vàng để phục hồi và phải chịu nhiều di chứng nặng nề.
Phòng ngừa đột quỵ ở người trẻ
Học sinh lớp 12 cần sinh hoạt điều độ, hạn chế căng thẳng trong học tập
Người trẻ cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, các bệnh lý chuyển hóa, béo phì để điều trị kịp thời. Đồng thời, thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế rượu bia, thuốc lá cũng giúp dự phòng đột quỵ hiệu quả.
Với học sinh cuối cấp đang ở giai đoạn ôn thi căng thẳng, phụ huynh cần theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của con. Cha mẹ cần đảm bảo trẻ được ăn uống điều độ, đủ chất, có thể ăn thêm bữa phụ để có năng lượng tập trung cho việc học.
Áp lực thi cử có thể khiến trẻ có tâm lý học càng nhiều càng tốt, thức đêm liên tục khiến não bộ phải làm việc không ngưng nghỉ. Cha mẹ nên khuyên trẻ ngủ đủ 6-8 tiếng mỗi ngày, không thức quá khuya và nên nghỉ trưa 30 phút.
Hoạt động thể chất cũng giúp máu lưu thông lên não hiệu quả hơn. Ngoài giờ học, học sinh cuối cấp cũng cần thời gian vận động nhẹ nhàng, chơi các môn thể thao yêu thích để giảm căng thẳng giữa những giờ học.
Bình luận của bạn