Bi hài chuyện "cửa sau" giờ mới kể

Bệnh trĩ gây đau đớn và bất tiện trong sinh hoạt cho người bệnh

Cách ngừa bệnh trĩ và giảm đau do trĩ

5 điều cần biết về bệnh trĩ

4 mẹo siêu đơn giản trị bệnh trĩ hiệu quả

Trẻ đại tiện ra máu có thành bệnh trĩ?

Bố tôi bị bệnh trĩ (còn gọi là lòi dom) đã 5 năm, vì tính chất công việc phải ở nước ngoài lâu dài nên không có điều kiện khám chữa. Khi đau quá, bố tôi chỉ có nước dùng tới thuốc giảm đau hoặc mấy loại thuốc Tây được người này người kia giới thiệu. Dường như uống cũng chẳng ăn thua nên cuối cùng, bố tôi phải bỏ tới nghìn đô mua vé máy bay về Việt Nam để chữa trĩ. Bà nội tôi dù xót con nhưng vẫn đùa “cảm ơn trĩ đã đưa con trai tôi trở về nhà”.

Đúng là “thập nhân cửu trĩ” không ngoa, trong nhà tôi tính sơ sơ cũng có gần chục người bị trĩ, già trẻ lớn bé đủ cả. Cô ruột tôi với kinh nghiệm đưa mẹ chồng - chồng - con trai - cháu họ (và một số họ hàng khác) đi chữa trĩ, lần này cũng không thể ngồi yên khi thấy ông anh trai quý hoá bị căn bệnh này.

Tới phòng khám Kiên Thành - một địa chỉ khá quen thuộc với những người mắc căn bệnh trĩ ở Hà Nội, cô, bố và tôi đến đây với hy vọng dù mất bao nhiêu tiền cũng phải trị dứt điểm “cái của nợ” này. Phòng khám bé xíu, biển quảng cáo cũng chẳng bề thế gì nhưng dù mới sáng sớm đã có rất nhiều người đứng chờ ngoài cửa. Đúng 8h cửa mở, bố tôi là bệnh nhân đầu tiên được đón tiếp. Điểm đặc biệt ở đây là, phòng khám chỉ tiếp dưới 10 bệnh nhân mỗi sáng và cũng chỉ khám chữa vào buổi sáng, tới 11h30 nghỉ, không tiếp thêm trường hợp nào nữa.

Bệnh trĩ gây đau đớn cho người bệnh mọi nơi mọi lúc

Có đưa người đi khám chữa trĩ một lần mới biết, thì ra cũng có nhiều câu chuyện bi hài xung quanh căn bệnh này. Nếu như nguyên nhân bị bệnh của bố tôi là do phải đứng trong thời gian quá dài và cơ địa yếu (thành tĩnh mạch yếu bẩm sinh, sức kháng cự kém dẫn đến dễ bị bệnh trĩ) thì vẫn còn dăm ba nguyên nhân chẳng được nhẹ nhàng và “dễ thấu hiểu” như thế. Cô y tá vui chuyện kể rằng, người ta không hẳn chỉ bị trĩ do đứng ngồi không hợp lý, mang vác nặng mà còn do thói quen sinh hoạt bừa bãi, nhịn đại tiện thường xuyên, do đẻ đái, rượu bia và thậm chí là làm “chuyện ấy quá độ”.

“Trĩ chẳng tha ai, sang hèn bị hết, Tây Ta, già trẻ cũng không ngoại lệ”, cô y tá tiết lộ, “Hầu như những trường hợp tới đây khám chữa cũng đều do rượu bia mang lại. Hàng năm, cứ Tết ra, toàn thanh niên trẻ khoẻ tới đây khám. Hỏi ra mới biết, do nghỉ Tết dài, rượu chè bê bối nên không bệnh cũng thành bệnh. Có những cậu thanh niên khoẻ mạnh đến đây kêu đau thấu trời, yêu cầu bác sỹ phải chữa nhanh, mất bao nhiêu tiền cũng chịu”. 

Xếp khám sau bố tôi là một cô U40 bị trĩ nội cấp độ 3 (búi trĩ sa ra ngoài phải dùng tay đẩy lên mới tụt vào trong ống hậu môn) mặt xanh lét vì đau. Nguyên nhân bị trĩ của cô khá “hay ho”. Cô tâm sự, vì lấy chồng “tập hai”, lại là “phi công lái máy bay bà già” nên có hơi “quá độ”, thêm nữa thỉnh thoảng muốn “đổi gió” nên thử nghiệm quan hệ qua “cửa sau” mới ra nông nỗi này. Cô bị đau như vậy một năm rồi nhưng là bệnh vùng kín sinh ngại nên giấu, giờ đau quá không chịu nổi mới đi khám.

Y tá giải thích, quan hệ qua hậu môn khá nguy hiểm. Vì hậu môn có cấu tạo hoàn toàn khác với âm đạo, không thể tiết ra chất nhờn hay co giãn mạnh. Vì vậy, khi chịu sự cọ sát của dương vật rất dễ gây đau rát, xước và rách hậu môn dẫn đến bệnh trĩ. Phụ nữ quan hệ tình dục quá độ cũng dễ mắc trĩ hơn bình thường, do bộ phận âm hộ bị thừa máu gây tụ máu cục bộ. Đồng thời, âm đạo chịu kích thích trong thời gian quá dài làm các vùng cơ xung quanh co giãn liên tục, làm chậm quá trình tuần hoàn máu quanh hậu môn gây tắc nghẽn mạch máu, khiến niêm mạc trực tràng sa xuống, gây ra trĩ.

Một bệnh nhân khác, do mở quán cơm phở bận rộn cả ngày nên hay có thói quen nhịn đại tiện. Vài tháng gần đây, bác thấy thấy hậu môn lòi ra một cục, lúc đầu chỉ khi rặn đại tiện, sau đó xuất hiện cả một khối to, chảy máu và đau thốn nên phải đi chữa gấp. Bác sỹ kết luận, do bác nhịn đại tiện nhiều nên dẫn đến táo bón, trĩ, nếu để lâu hơn nữa thì cũng “bó tay”.

Bác sỹ của phòng khám chia sẻ, bệnh nhân thường chủ quan với bệnh trĩ, không đi khám và điều trị kịp thời, chỉ để tới khi đau quá không chịu được mới chịu tới bệnh viện, phòng khám. Trĩ đôi khi chỉ đơn giản là do thói quen ăn uống không khoa học, chế độ ăn nhiều đạm, ít chất xơ, lười vận động, uống không đủ nước mỗi ngày... Bệnh gây đau đớn, hao tiền tốn của là vậy, dù có được chữa khỏi thời điểm này, nhưng nếu không cải thiện lối sống thì có các thêm vàng cũng “chịu”...

(Còn nữa)

Mời độc giả đón đọc Bài 2: “Suýt chết vì tin vào lang băm chữa trĩ bằng đắp lá
Biết Tuốt H+
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp