Hôi miệng khiến bạn cảm thấy xấu hổ
Hôi miệng đã ám ảnh, hơi thở có mùi nước tiểu còn ác mộng hơn
5 loại mùi cơ thể cảnh báo bệnh tật
Cách nhanh nhất để át mùi hôi miệng do ăn tỏi
Chỉ bằng những cách này bạn sẽ không còn sợ hôi miệng
Vệ sinh răng miệng kém
Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân phổ biến nhất gây hôi miệng. Nếu không đánh răng thường xuyên, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh trong nướu, răng và lưỡi gây mùi khó chịu. Ngoài ra, ăn các loại thực phẩm có mùi mạnh như hành tây, tỏi thì mùi của chúng có thể vẫn còn trong miệng mặc dù bạn đã đánh răng.
Lười đánh răng là nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng
Sử dụng răng giả
Khi răng giả của bạn không được làm sạch đúng cách, những mảnh nhỏ của thực phẩm có thể dính vào. Phần thức ăn này tồn tại lâu ngày trong miệng sẽ bị phân hủy và sinh ra mùi hôi.
Hút thuốc
Hút thuốc lá không chỉ khiến bạn bị hôi miệng, ố răng mà nó còn gây hại nướu.
Bệnh về nướu, sâu răng
Bệnh nướu răng xảy ra do sự tích tụ mảng bám trong răng kéo dài. Tình trạng này khiến cho hơi thở có mùi hôi. Ngoài các bệnh về nướu thì sâu răng cũng gây ra tình trạng này.
Sâu răng khiến bạn bị hôi miệng
Khô miệng
Nước bọt đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì môi trường lành mạnh đối với sức khỏe răng miệng. Nó giúp trung hòa acid trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống mà chúng ta ăn, ngăn ngừa chúng làm hỏng răng. Nước bọt cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc tạo nên môi trường sống cho các tế bào trong khoang miệng. Bởi vậy, nước bọt ít đồng nghĩa với việc các tế bào tại đây sẽ chết đi và bốc mùi.
Chế độ ăn kiêng
Chế độ ăn kiêng ít carbohydrate có thể gây hôi miệng. Nguyên nhân là do khi áp dụng các chế độ ăn này, quá trình phân hủy chất béo trong cơ thể sẽ diễn ra mạnh hơn. Quá trình này sẽ sản sinh ra xeton. Xeton là tác nhân khiến hơi thở của bạn có mùi rất khó chịu.
Chế độ ăn lowcarb có thể là tác nhân khiến hơi thở có mùi khó chịu
Bệnh đái tháo đường
Khi cơ thể bạn không thể sản xuất insulin, các tế bào sẽ không nhận được lượng đường cần thiết để làm năng lượng. Cơ thể sẽ bù lại lượng thiếu hụt đó bằng cách đốt cháy chất béo. Quá trình đốt cháy chất béo sẽ sản sinh ra xeton. Và đây là nguyên nhân khiến người bệnh đái tháo đường bị hôi miệng.
Ngoài đái tháo đường thì các tình trạng sức khỏe khác như viêm phổi, viêm xoang, viêm phế quản, trào ngược acid, các vấn đề về thận hoặc gan đều có thể gây hôi miệng.
Bình luận của bạn