- Chuyên đề:
- Bệnh nhiệt miệng
Nhiệt miệng thường xuất hiện ở mặt trong má, ở môi, lợi và ở đầu lưỡi
Trái cây mùa Hè dễ gây nóng trong người
Nên làm gì để nhiệt miệng nhanh khỏi?
Mách bạn cách chữa bệnh nhiệt miệng tại nhà đơn giản
Nhiệt miệng, loét miệng do đâu, chữa thế nào?
Nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng
Một số yếu tố nguy cơ sau khiến bạn dễ bị nhiệt miệng trong mùa Hè:
- Ăn nhiều hoa quả có tính acid: Tuy chứa nhiều vitamin và vi chất quan trọng với sức khỏe, hoa quả có vị chua ngọt, tính acid cao như cam, bưởi, dứa, mận, vải… có thể là nguyên nhân gây nhiệt miệng. Ngoài ra, một số trái cây mùa Hè dễ gây nóng trong người như mận, vải, sầu riêng chứa lượng đường lớn, có thể khiến bạn bị nhiệt miệng nếu ăn quá nhiều.
- Lỡ cắn vào niêm mạc môi, miệng: Những vết thương trong miệng rất dễ bị vi khuẩn tấn công, do đó có nguy cơ cao trở thành vết loét, nhiệt miệng.
- Đánh răng quá mạnh tay: Việc dùng lực quá mạnh khi đánh răng có thể gây ra những vết xước nhỏ ở lợi và niêm mạc miệng, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công vào các vết thương trên.
- Căng thẳng kéo dài: Nhiều người nhận thấy mình dễ bị nhiệt miệng trong khoảng thời gian stress, áp lực kéo dài. Một trong những lý do cho tình trạng này là hệ miễn dịch không hoạt động hiệu quả.
Infographic dưới đây sẽ cung cấp thông tin về tình trạng nhiệt miệng, cũng như biện pháp phòng ngừa và cải thiện triệu chứng nhiệt miệng trong mùa Hè:
Một số mẹo đơn giản giúp cải thiện nhiệt miệng tại nhà
Súc miệng diệt khuẩn
Để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, bạn nên súc miệng thường xuyên với dung dịch có khả năng kháng viêm, diệt khuẩn. Bạn có thể pha loãng muối hoặc baking soda với nước để súc miệng, hoặc tận dụng nước trà xanh để làm dịu cơn đau do nhiệt miệng.
Hạn chế ăn thực phẩm cay nóng và có tính acid
Những thực phẩm cay nóng và có tính acid khiến các vết loét trong miệng đau đớn và lâu lành hơn. Bạn cần tránh những món ăn quá chua, mặn và các gia vị cay nóng như ớt. Cà phê, nước ngọt chứa nhiều đường là đồ uống có tính acid, không chỉ gây nóng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển trong khoang miệng. Thay vào đó, hãy ăn thực phẩm có tính mát, thanh nhiệt như rau xanh, bột sắn dây, canh rau ngót…
Bổ sung kẽm và vitamin C qua thực phẩm chức năng
Đây là 2 vi chất có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch. Tuy không trực tiếp làm giảm triệu chứng nhiệt miệng, vitamin C và kẽm giúp bạn phòng ngừa tình trạng loét miệng nghiêm trọng, đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Dùng kem đánh răng nhẹ dịu
Kem đánh răng thường chứa sodium lauryl sulfate - một chất tạo bọt mạnh có thể gây nhiệt miệng ở một số người. Do đó, để cải thiện nhiệt miệng nhanh chóng, bạn nên sử dụng kem đánh răng nhẹ dịu có nguồn gốc từ thảo dược để vệ sinh răng miệng hàng ngày. Bên cạnh đó, hãy lựa chọn bài chải có lông mềm, nhỏ và dùng lực vừa phải khi đánh răng.
Gel nha đam
Nha đam có khả năng làm dịu vết thương hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt bỏ phần vỏ xanh của lá nha đam, lấy phần gel trong và thoa lên khu vực bị nhiệt miệng.
Bình luận của bạn