Mách bạn cách chữa bệnh nhiệt miệng tại nhà đơn giản

Bạn đã biết cách bệnh chữa nhiệt miệng chưa?

Nhiệt miệng, loét miệng do đâu, chữa thế nào?

Làm sao để hết hẳn viêm loét miệng lưỡi?

9 bài thuốc Đông y giúp trị nhiệt miệng hiệu quả

Những lưu ý về vệ sinh trong phòng và trị bệnh nhiệt miệng mùa Hè

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là một vết loét nhỏ, phát triển ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc nướu, miệng có thể bị ngứa và rát khi vết loét hình thành.

Một số nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng như nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm, kem đánh răng và nước súc miệng có chứa natri lauryl sulphate, chấn thương miệng nhỏ, thiếu B12, kẽm…

Biểu hiện của bệnh nhiệt miệng:

- Đầu tiên, xuất hiện các đốm trắng trong niêm mạc miệng (to 1-2mm).

- Đốm trắng phát triển to hơn và mọng nước.

- Các đốm trắng vỡ ra tạo thành vết loét lớn.

- Vết loét lớn dần lên tới 10mm làm ảnh hưởng đến việc ăn uống, sinh hoạt hàng ngày và nói chuyện.

Trị nhiệt miệng như thế nào?

Nhiệt miệng có thể tự khỏi mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vết loét quá lớn gây đau nhức, khó chịu cho cuộc sống thì bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa nhiệt miệng dưới đây:

Bột phèn chua

Phèn chua có rất nhiều công dụng 

Bột phèn chua là muối sunfat kép của kali và nhôm. Chất này được sử dụng rộng rãi để làm trong nước đục, bảo quản thực phẩm và ngâm rau. Bột phèn có thể giúp thu nhỏ các mô và làm khô vết loét.

Cách dùng

- Trộn một lượng nhỏ bột phèn chua với vài giọt nước tạo thành hỗn hợp sệt.

- Thoa hỗ hợp lên vết loét.

- Để trong vòng 1 phút. Sau đó rửa miệng lại thật kỹ với nước sạch.

Rửa nước muối

Nước muối có tính sát khuẩn cao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe

Muối có đặc tính kháng khuẩn cao giúp giảm đau do nhiệt miệng và làm khô vết loét rất hiệu quả.

Cách dùng

- Hòa tan 1 muỗng cà phê muối trong 1/2 cốc nước ấm.

- Ngậm dung dịch này trong miệng trong 15 đến 30 giây, sau đó nhổ ra.

- Nên lặp lại từ 2-3 lần một ngày.

Mật ong

Mật ong có công dụng chăm sóc sức khỏe toàn diện

Theo một nghiên cứu năm 2014, mật ong sở hữu đặc tính kháng khuẩn giúp giảm kích thước loét, đau và đỏ.

Bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên vết nhiệt miệng. Áp dụng 4 lần mỗi ngày để đạt được hiểu quả tốt nhất.

Baking soda

Baking soda có tác dụng khử mùi cơ thể

Backing soda có tính kiềm trong tự nhiên, điều này sẽ giúp trung hòa axit gây kích ứng và hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn bên trong miệng làm cho vết loét nhanh lành hơn.

Cách dùng

- Hòa tan một muỗng cà phê backing soda trong 1/2 cốc nước ấm.

- Rửa miệng bằng dung dịch này hàng ngày.

Túi trà hoa cúc

Trà hoa cúc giúp thanh nhiệt, làm đẹp da

Trà hoa cúc được sử dụng như một phương thuốc tự nhiên để chữa lành vết thương và giảm đau. Hoa cúc chứa 2 hợp chất có khả năng chống viêm và sát trùng: Azulene và levomenol.

Một túi trà hoa cúc có thể giúp làm dịu vết loét miệng, bằng cách đặt một túi trà hoa cúc ướt lên vết loét trong vài phút. Bạn cũng có thể súc miệng bằng trà hoa cúc mới pha. Lặp lại cách chữa lở loét miệng này 3-4 lần mỗi ngày.

Cây xô thơm

Tác dụng của cây xô thơm với sức khỏe

Cây xô thơm là một loại thảo dược có chứa các đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, khử trùng và làm se có thể giúp điều trị nhiệt miệng.

Cách dùng

- Cho 2 muỗng canh xô thơm tươi vào một bát nước sôi.

- Để ngâm 5 phút. Sau đó, lọc lấy nước chờ nguội dùng để súc miệng.

Lưu ý cho người bị nhiệt miệng:

- Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, B1, B2, A và kẽm để giúp tái tạo niêm mạc nhanh hơn.

- Hạn chế uống rượu, chất kích thích.

- Tránh ăn thực phẩm dễ bị kích ứng như hạt tiêu, ớt, gừng…

- Uống đủ nước: Nước lọc, nước ép hoa quả như táo, cam, nước ép rau ngót…

Lê Tuyết H+ ( Lược dịch theo Boldsky)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động