- Chuyên đề:
- Tiêu hóa khỏe, trẻ ăn ngon
Con biếng ăn là nỗi lo lắng của các bà mẹ
Con biếng ăn: Mẹ khổ đủ đường
Bổ sung calci quá đà: Con biếng ăn, chậm lớn
Khi ông bà cũng bị "biếng ăn"
Trẻ biếng ăn & Nguyên tắc "Makeno"
Tại sao trẻ biếng ăn?
Có rất nhiều lý do gây chán ăn ở trẻ, tuy nhiên thủ phạm chính gây nên tình trạng này thường do sốt, cảm lạnh và ho. Bên cạnh đó, những lý do khác khiến trẻ biếng ăn bao gồm:
Thiếu kẽm: Trẻ biếng ăn có liên quan đến sự thiếu hụt kẽm trong cơ thể. Kẽm tạo ra acid hydrochloric (HCL) - chất cần thiết hỗ trợ tiêu hóa thức ăn. Một mức độ thấp của kẽm sẽ làm cho cơ thể ít sản xuất acid hydrochloric gây ra chán ăn. Bạn có thể làm tăng mức độ kẽm cho trẻ bằng cách bổ sung gà, lúa mì, hạt điều, hạt bí ngô trong chế độ dinh dưỡng của trẻ.
Biếng ăn bệnh lý: Như đã nói ở trên, các bệnh như sốt, cảm lạnh hay ho đều có thể ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa của trẻ em với các triệu chứng khó tiêu, đầy hơi làm trẻ biếng ăn. Trẻ cũng có thể không tăng cân trong một vài tháng do kết quả của nhiễm trùng, sốt hoặc bất cứ một căn bệnh nghiêm trọng nào khác.
Biếng ăn sinh lý: Khi mới biết đi, trẻ sẽ có khoảng 3 - 4 tháng có trọng lượng không đổi. Sự tăng trưởng của chúng bị chậm lại, cơ thể ít yêu cầu calorie nên sự thèm ăn cũng vì thế mà thấp đi.
Khoảng cách giữa các bữa ăn ngắn: Mỗi bữa ăn nên cách nhau ít nhất 3 – 4 giờ. Nếu dưới thời gian này, trẻ sẽ không cảm thấy đói do lượng calorie mà cơ thể cần vẫn còn.
Các loại ngũ cốc: Hàm lượng giàu chất xơ trong ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm cho trẻ có cảm giác no lâu. Đây cũng là thủ phạm gây ra tình trạng biếng ăn ở trẻ.
Quá nhiều sữa/chế phẩm từ sữa: Cho trẻ tiêu thụ quá nhiều sữa bò hoặc các chế phẩm từ sữa có thể làm cho trẻ không có tâm trạng ăn uống. Với những trẻ ăn uống tốt, các mẹ nên hạn chế sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Mỗi ngày cho trẻ ăn 1 – 2 hộp sữa chua là phù hợp.
Trẻ biếng ăn có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý
Một vài thực phẩm giúp kích thích ăn ngon ở trẻ
Húng tây (basil hay tulasi): Húng tây giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và làm tăng sự thèm ăn ở trẻ trên 8 tháng.
Bột Quế (cinammon): Có thể làm tăng sự thèm ăn ở trẻ và cả người lớn. Nó chứa “hydroxychalcone” giúp làm tăng cảm giác ngon miệng.Từ tháng thứ 7, bạn có thể thêm bột quế vào trong cháo. Đối với trẻ lớn hơn, bạn có thể thêm bột quế trong bánh pizza tự chế, bánh mì nướng, bánh ngọt và trong thức uống chocolate nóng.
Nghệ: Theo Y học Ấn Độ, thành phần chính trong củ nghệ là “Rajanyadi Choornam” rất có lợi cho bệnh giun, táo bón, biếng ăn, khó tiêu và cải thiện sức khỏe miễn dịch. Bạn có thể trộn 1 - 4 gram bột nghệ với bơ nghiền cho trẻ ăn hai lần một ngày. Trẻ sơ sinh từ 6 tháng tuổi trở lên có thể sử dụng phương pháp này.
Gừng: Gừng có thể giúp tăng sự thèm ăn ở trẻ em. Đè bẹp gừng với một chút muối trộn với bơ vào mỗi buổi chiều. Nó sẽ cải thiện sự thèm ăn ở trẻ trên một năm tuổi.
Rau oregano: Oregano là một loại rau thơm giúp kích thích ăn ngon. Bạn có thể thêm oreagano vào món pizza tự làm, bánh mì, trứng tráng và mỳ ống.
Sử dụng thực phẩm bổ sung: Thực phẩm bổ sung với thành phần chính là probiotics (men vi sinh) cùng các dưỡng chất thiết yếu sẽ hỗ trợ cân bằng hệ thống vi sinh đường ruột giúp kích thích ăn ngon, tăng cường khả năng hấp thu và cải thiện hệ thống miễn dịch.
M. Hiếu H+ (Theo Bumpsnbaby)
Công dụng: Giúp phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa; Kích thích ăn ngon; Tăng cường khả năng hấp thu; Tăng cường sức đề kháng; Hỗ trợ phát triển trí não.
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: Số 1114/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn