Khi ông bà cũng bị "biếng ăn"

Ăn uống và tập luyện hợp lý giúp người cao tuổi luôn khỏe mạnh

Bảo vệ sức khỏe người cao tuổi mùa đông

Parkinson - Nỗi lo của người cao tuổi

Cách phòng bệnh táo bón ở người cao tuổi

Vitamin ngừa cảm lạnh ở người cao tuổi

Chăm sóc sức khỏe răng miệng ở người cao tuổi

"Biếng ăn" ở người cao tuổi

Biếng ăn, không có cảm giác đói hay thèm ăn là tình trạng thường gặp ở người trung niên và lớn tuổi. Tình trạng biếng ăn diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến NCT đứng trước nguy cơ đánh mất tất cả nguồn năng lượng còn lại của cơ thể.

Biếng ăn khiến NCT không hấp thu, nhận đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để nuôi dưỡng cơ thể, ngăn cản sự tấn công của bệnh tật và quá trình lão hóa tự nhiên. Biếng ăn khiến chức năng của hàng loạt các bộ phận trong cơ thể bị tác động, suy yếu… Điều này đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và bệnh mạn tính, thúc đẩy gia tăng tốc độ quá trình lão hóa nhanh hơn. Biếng ăn ở NCT là điểm khởi đầu cho một chuỗi vấn đề biếng ăn - suy yếu - bệnh tật.

Biếng ăn ở người cao tuổi là điểm khởi đầu cho một chuỗi vấn đề biếng ăn - suy yếu - bệnh tật

Vì sao người cao tuổi biếng ăn?

Biếng ăn ở NCT có thể do nhiều nguyên nhân: 

Do tuổi tác: Tuổi tác càng lớn, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu dần, các chức năng của ruột, dạ dày bị suy giảm đáng kể, răng yếu hơn, vị giác, khứu giác cũng giảm khiến người già không có cảm giác thèm ăn.

Cô đơn: NCT sống một mình hoặc sống cùng con cháu nhưng ít giao tiếp, chuyện trò dễ bị cô đơn và không chú trọng tới việc ăn uống. Nhiều cụ cho rằng ăn là một nghĩa vụ và ăn qua loa cho xong bữa.

Bệnh tật: Bệnh tật sẽ ảnh hưởng tới chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của NCT. Chức năng của hệ tiêu hóa suy yếu khiến cơ thể không hấp thu được chất dinh dưỡng, gan và thận không chuyển hóa được các thực phẩm và không sàng lọc được chất độc hại.

Đôi khi, suy giảm trí nhớ, bệnh Alzheimer cũng khiến NCT lãng quên nhiều thứ, kể cả chuyện ăn uống. 

Giải pháp cho chứng biếng ăn của NCT

Sau 50 tuổi, dù nhu cầu năng lượng bắt đầu giảm dần nhưng để duy trì cơ thể khỏe mạnh, NCT vẫn cần chế độ dinh dưỡng với đầy đủ protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ… 

Người cao tuổi cần được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Một trong những tiêu chí quan trọng hàng đầu đối với thực đơn chính của NCT là “dù ít về lượng, vẫn đủ về chất”. Những bữa ăn giàu chất xơ, ít béo và có sự phối hợp đầy đủ từ các thành phần dinh dưỡng là phương pháp hiệu quả nhất giúp NCT tránh các tác hại từ chứng biếng ăn. 

NCT cần ăn thức ăn mềm, lỏng dễ nuốt, không nên ăn quá no, không ăn mặn, không ăn nhiều mỡ. Cần ăn nhiều bữa trong ngày. Nên chia nhỏ thức ăn mềm, lỏng để dễ tiêu. Đối với những NCT mắc một số bệnh mạn tính cần có chế độ dinh dưỡng theo chỉ định của bác sỹ.

Không phải ngẫu nhiên mà chế độ ăn uống của NCT lại là một trong những mối quan tâm hàng đầu trong chăm sóc sức khoẻ dinh dưỡng gia đình. Vận động, nghỉ ngơi điều độ cùng với chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ không đơn thuần là phương pháp đẩy lùi tác hại của chứng biếng ăn ở NCT mà còn chính là thành phần quan trọng nhất của “liều thuốc quý” giúp NCT được tận hưởng những năm tháng vui khoẻ bên con cháu, duy trì cuộc sống với những màu sắc tươi mới mỗi ngày.

Dinh dưỡng kém có thể khiến tình trạng biếng ăn thêm trầm trọng. Nếu biếng ăn kéo dài không được điều trị có thể dẫn đến tử vong do chết đói hoặc tự tử.

Nếu được điều trị, theo dõi lâu dài, khoảng 50% người cao tuổi có thể lấy lại thể trọng bình thường, 20% có cải thiện nhưng thể trọng vẫn thấp, 20% tiếp tục biếng ăn ngay cả khi thể trọng đã trở về bình thường.

Khi thấy NCT có dấu hiệu ăn uống kém, không muốn ăn, sợ ăn, người thân nên đưa đến cơ sở y tế để có can thiệp kịp thời. Bác sỹ có thể thực hiện các xét nghiệm để đánh giá suy giảm chức năng của tuyến ngoại biên. Điều trị biếng ăn ở NCT là một quá trình lâu dài, do đó cần có sự phối hợp giữa bác sỹ và gia đình .
Thùy Trang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Chăm già