Thuốc xịt là biện pháp điều trị cơn suyễn hiệu quả
Phân biệt bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mạn tính?
Kiểm soát cơn hen bằng phương pháp tập thể dục
Thời tiết chuyển mùa: Đề phòng hen phế quản tái phát
30 phút thể dục mỗi ngày giúp giảm triệu chứng hen suyễn
1. Giới tính và hen suyễn
Ở độ tuổi đang phát triển, hen suyễn gặp nhiều ở bé trai hơn các bé gái. Tuy không lý giải được nguyên nhân nhưng một số chuyên gia phát hiện, kích thước đường thở của bé trai thường nhỏ hơn bé gái. Điều này có thể góp phần tăng nguy cơ thở khò khè sau khi nhiễm virus cảm lạnh hay bất kỳ một vấn đề nào liên quan đến đường hô hấp.
Ở độ tuổi 20, tỷ lệ mắc hen suyễn giữa nam và nữ là tương đương nhau. Trong khi sang đến 40 tuổi, lượng nữ giới được chẩn đoán hen suyễn lại nhiều hơn hẳn nam giới.
2. Di truyền và hen suyễn
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Ngừa bệnh Hoa Kỳ (CDC), nếu một người có cha/mẹ bị hen suyễn, người đó có nguy cơ cao gấp 3 - 6 lần mắc bệnh so với những người không có cha/mẹ được chẩn đoán bệnh này.
3. Dị ứng và hen suyễn
Dị ứng là một tình trạng cơ thể trở nên quá mẫn cảm do tiếp xúc phải các chất gây dị ứng. Dị ứng có thể bao gồm eczema (viêm da dị ứng), viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng và hen suyễn.
Một số trẻ bị viêm da dị ứng eczema hay phát triển bệnh hen suyễn. Nhiều kết quả nghiên cứu còn chỉ ra rằng, trẻ em bị viêm da dị ứng có thể mắc bệnh hen suyễn nặng và dai dẳng như người trưởng thành.
Dị ứng và hen suyễn thường đi cùng với nhau. Tức là, nếu một người bị dị ứng, người đó có nguy cơ cao mắc bệnh hen suyễn.
4. Yếu tố môi trường và hen suyễn
Ở trong nhà, những tác nhân như khói thuốc lá, khói độc hại từ chất tẩy rửa gia dụng, nấm mốc, lông chó mèo và các loại sơn có thể gây ra phản ứng dị ứng và hen suyễn. Yếu tố môi trường bên ngoài như ô nhiễm sulfur dioxide, nitrogen oxide, ozone, nhiệt độ lạnh, độ ẩm cao đều có khả năng kích hoạt cơn hen suyễn cho người bệnh.
Hút thuốc làm gia tăng nguy cơ hen suyễn
Ozone là thành phần chính trong sương khói, nó gây ra ho, khó thở, thậm chí là đau ngực và có thể gia tăng nhạy cảm với nhiễm trùng. Sulfur dioxide, cũng là một thành phần không thể thiếu trong khói có thể gây kích thích đường hô hấp, làm co thắt đường dẫn khí dẫn đến các cơn suyễn.
Bếp gas là nguồn chính của nito dioxide xuất hiện trong nhà. Các nghiên cứu cho thấy, những người nấu ăn bằng gas nhiều khả năng gặp phải các triệu chứng thở khò khè, khó thở, hen suyễn hơn so với những người nấu ăn bằng các phương pháp khác.
Thời tiết thay đổi cũng có thể dẫn đến bệnh hen suyễn ở một số người. Ví dụ, không khí lạnh gây tắc nghẽn đường thở và sự gia tăng sản xuất chất nhầy. Tăng độ ẩm cũng có thể gây khó thở trong một số trường hợp nhất định.
5. Béo phì và hen suyễn
Bệnh suyễn phổ biến hơn ở người lớn thừa cân và trẻ em. Bệnh nhân hen bị thừa cân sẽ khó kiểm soát các cơn suyễn và phải sử dụng một số lượng lớn thuốc nhiều hơn người bị suyễn nhưng có trọng lượng ổn định.
6. Mang thai và hen suyễn
Bà bầu hút thuốc trong thai kỳ có thể khiến chức năng phổi ở con sau này kém hơn so với những trẻ có mẹ không hút thuốc. Sinh non cũng là một yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh hen suyễn cả khi còn nhỏ và đã trưởng thành.
Bình luận của bạn