- Chuyên đề:
- Hiếm muộn vô sinh
Phụ nữ mang thai nên tránh chơi đùa với mèo để phòng ngừa lây nhiễm virus Toxoplasmosis
Kháng phospholipid – nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Muốn có thai sau khi sảy thai nhất định phải làm những điều này!
Các xét nghiệm nhất định phải làm khi bị sảy thai liên tiếp
7 nhóm nguyên nhân chính gây sảy thai liên tiếp
Toxoplasmosis là gì?
Bệnh Toxoplasmosis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi loại ký sinh trùng mang tên Toxoplasmosis Gondii. Loại ký sinh trùng Toxoplasmosis vô hại đối với hầu hết mọi người, vì khi tiếp xúc với Toxoplasmosis, cơ thể sẽ tự tiết ra chất miễn dịch tự nhiên. Tuy nhiên, bệnh này lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ mang thai và tác động xấu đến thai nhi.
Nguyên nhân nhiễm bệnh có thể do lây nhiễm với mèo bị nhiễm Toxoplasmosis, do tiếp xúc với thịt sống, thịt tái nhiễm virus, do uống sữa dê chưa tiệt trùng, do truyền máu hoặc cấy ghép nội tạng…
Triệu chứng khi nhiễm Toxoplasmosis không rõ ràng hoặc không hề có biểu hiện gì. Chỉ có khoảng 10 – 20% bệnh nhân có triệu chứng khi nhiễm cấp, điển hình là: Mệt mỏi, đau đầu, đau nhức cơ thể, sốt nhẹ, viêm võng mạc, đau họng, nổi hạch cổ…
Toxoplasmosis là nguyên nhân sẩy thai 3 tháng đầu?
Ảnh hưởng của bệnh đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai. Người mẹ mắc bệnh sẽ truyền bệnh cho con qua nhau thai. Mức độ nghiêm trọng và các rủi ro thường phụ thuộc vào thời điểm mắc bệnh trong thai kỳ, nhất là trong 3 tháng đầu, có thể khiến thai chết lưu, sảy thai. Nếu may mắn được sinh ra, trẻ cũng có nguy cơ mắc bệnh hoặc dị tật như: Động kinh, mắt bị nhiễm trùng nặng, gan và lá lách to, vàng da, vôi hóa nội sọ, não úng thủy…
Nhiều trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh nhưng không thấy dấu hiệu điển hình cho đến tuổi thiếu niên hoặc sau đó: Chậm phát triển tâm thần, nghe kém, điếc, mù lòa.
Phát hiện Toxoplasmosis như thế nào?
Theo ThS. BS Nguyễn Sử Minh Truyết – Khoa Vi sinh, Bệnh viện Nhân dân Gia định, cần phải xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm Toxoplasmosis (ngay khi sảy thai, trước khi mang thai hoặc trong 3 tháng đầu thai kỳ) bằng xét nghiệm huyết thanh học: Toxoplasma IgM, IgG, IgG Avidity…
Có cách nào điều trị Toxoplasmosis không?
Hầu hết người khỏe mạnh không cần điều trị Toxoplasmosis. Tuy nhiên, nếu muốn mang thai, bạn nên đi xét nghiệm để điều trị, tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Khi đã xác định nhiễm Toxoplasmosis, bác sỹ có thể kê toa một số loại thuốc như: Pyrimethamine (Daraprim), Sulfadiazine, Spiramycin…
Lưu ý, nếu đang mang thai mà bị nhiễm Toxoplasmosis, thai phụ có thể được chỉ định dùng spiramycin kháng sinh, thuốc này có thể làm giảm khả năng em bé bị nhiễm bệnh.
Xem thêm cùng chủ đề:
7 nhóm nguyên nhân gây sảy thai liên tục
Các xét nghiệm cần làm khi sảy thai liên tục
Kháng phospholipid – nguyên nhân gây sảy thai liên tiếp
Muốn có thai sau khi sảy thai nên làm gì?
Không ăn rau sống, thịt tái sống, ốc chưa chín kỹ
Không nên tiếp xúc hay đùa giỡn với mèo
Không uống sữa chưa tiệt trùng
Rửa rau, trái cây dưới vòi nước
Nếu phải tiếp xúc với đất ô nhiễm, cần mang bao tay, giầy dép.
Bình luận của bạn