- Chuyên đề:
- Hiếm muộn vô sinh
Khi bị sảy thai liên tục không nên quá bi quan, mọi việc đều có hướng giải quyết
7 nhóm nguyên nhân chính gây sảy thai liên tiếp
Các xét nghiệm nhất định phải làm khi bị sảy thai liên tiếp
Những quan niệm sai lầm về sẩy thai
5 hành động có hại cho thai mẹ bầu cần biết
Việc cần làm đầu tiên sau khi sảy thai là nên làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây lưu thai. Sau khi đã có các kết quả xét nghiệm, bạn cần tìm cho mình một bác sỹ sản khoa đáng tin cậy, sau đó sẽ trao đổi với họ về số lần sảy thai và có mong muốn mang thai tiếp hay không. Bạn nên đặt lịch hẹn khám khám trước với bác sỹ, tốt nhất là nên khám cuối buổi khám để bác sỹ có nhiều thời gian tư vấn cho riêng bạn, tránh tình trạng bác sỹ muốn kết thúc nhanh việc khám để tiếp bệnh nhân tiếp theo. Khi đi, nhớ mang theo tất cả các xét nghiệm để bác sỹ lên phác đồ điều trị, theo dõi và có chỉ định cần thiết để đảm bảo sẵn sàng và thành công cho lần mang thai tới.
Sau sảy thai bao lâu mới nên có thai lại?
Sau khi chấm dứt thai kỳ do thai lưu, bạn không nên có thai ngay mà cần đợi ít nhất là 3 chu kỳ kinh nguyệt để niêm mạc tử cung và buồng trứng có thể tái tạo trở lại bình thường rồi hãy quyết định có thai.
Cội mầm khởi thủy hình thành thai nhi là noãn và tinh trùng, noãn tốt và tinh trùng khỏe sẽ giúp thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh, an toàn 9 tháng 10 ngày. Muốn vậy, không chỉ người vợ mà ngay cả người chồng cũng cần chuẩn bị sức khỏe, tâm lý thật tốt trước khi quyết định sẽ đón chào một thành viên mới.
Nên làm gì để tăng cường sức khỏe?
Tiêm phòng
Tiêm phòng một số bệnh như Cúm, Rubella vì nếu mắc những bệnh này trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh rất cao. Nên tiêm vaccine trước khi mang thai ít nhất 1 tháng.
Tẩy giun cho cả gia đình
Bạn và gia đình nên tẩy giun để đảm bảo không có sự lây chéo.
Khám nha khoa
Thực tế cho thấy, phụ nữ trong quá trình mang thai và sau khi sinh rất dễ mắc các bệnh răng miệng do phải ăn số lượng nhiều và ăn liên tục nhiều bữa. Đi khám nha khoa, lấy cao răng sẽ giúp bạn tránh nguy cơ mắc các bệnh răng miệng như: Viêm lợi, chảy máu chân răng, viêm quanh cuống hay đau đớn do răng khôn hành hạ. Nếu lỡ mắc các bệnh này trong thời kỳ mang thai hoặc đang cho con bú sẽ gây khó khăn cho việc điều trị.
Ổn định trọng lượng
Người phụ nữ cần đảm bảo chỉ số BMI >= 18,5 (đây là chỉ số khối cơ thể, đánh giá mức độ gầy, béo của mỗi người. Đo chỉ số BMI tại đây). Nhiều nghiên cứu cho thấy, những phụ nữ quá gầy, BMI < 18,5 có nguy cơ sảy thai cao hơn bình thường 17%. Những phụ nữ quá béo, BMI > 18,5 thường bị mắc hội chứng buồng trứng đa nang hoặc khó khăn trong việc thụ thai.
Muốn thụ thai tự nhiên, tránh nguy cơ sảy thai, người phụ nữ cần đảm bảo trọng lượng khỏe mạnh
Bỏ thuốc lá, rượu bia
Ngừng hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích bởi chúng ảnh hưởng lớn đến chất lượng tinh trùng, chất lượng trứng và làm tăng nguy cơ thai lưu, sảy thai, đẻ non, dị tật thai nhi… Cà phê thì nên hạn chế, bởi cà phê làm giảm khả năng sinh sản, tăng nguy cơ kích thích thần kinh, dễ dẫn đến sảy thai. Nếu có uống, chỉ nên dùng khoảng 200 mg mỗi ngày.
Tránh môi trường độc hại
Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, chất độc, hóa chất, chất phóng xạ, hạn chế nhuộm tóc, sơn móng tay…
Uống viên sắt, acid folic
Người phụ nữ bắt đầu uống bổ sung viên sắt và acid folic trước khi quyết định có thai một tháng để phòng tránh dị tật ống thần kinh cho thai nhi. Tăng cường thực phẩm giàu sắt như rau ngót, rau muống, thịt bò… Ăn nhiều rau củ quả tươi, tránh thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
Cuối cùng, đừng quá căng thẳng!
Stress, căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sự phóng noãn gây khó thụ thai tự nhiên. Mỗi ngày, bạn nên dành khoảng 30 phút để tập thể dục, tăng cường sức khỏe tổng thể, tăng cơ hội thụ thai.
Xem thêm cùng chủ đề:
Bình luận của bạn