Suy giảm thị lực: Không nên coi thường

Suy giảm thị lực có thể là cảnh báo của cơ thể về nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe

Uống trà hàng ngày giúp giảm nguy cơ tăng nhãn áp

Mắt mờ đột ngột, chớ bỏ qua!

6 thói quen xấu gây hại cho mắt, ảnh hưởng đến thị lực

4 thói quen giúp phòng bệnh về mắt và cải thiện thị lực

Cần đo kính thuốc
Cận thị, viễn thị và loạn thị có khả năng cao là nguyên nhân khiến mắt bị mờ. Những tật khúc xạ này xảy ra khi ánh sáng không hội tụ đúng trên võng mạc.

Các tật khúc xạ là nguyên nhân gây suy giảm thị lực phổ biến

Các tật khúc xạ, dù ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, đều rất dễ xử lý. Trong hầu hết các trường hợp, bạn cần được kê đơn từ bác sỹ chuyên khoa mắt để đeo kính hoặc kính áp tròng. Phẫu thuật LASIK bằng laser có thể thay đổi hình dạng giác mạc vĩnh viễn và cải thiện thị lực ở một số người.

Đau mắt đỏ
Viêm màng kết, hay đau mắt đỏ thường do một loại siêu vi trùng hoặc vi khuẩn có thể gây ra cảm cúm, viêm phổi hoặc đau họng. Dù không quá nguy hiểm, đau mắt đỏ rất dễ lây lan ở trường học và nơi đông người, vì virus có thể bám trên các bề mặt có thể sống tới 2 tuần.
Đau mắt đỏ thường tự khỏi sau 1 đến 2 tuần mà không cần điều trị, nhưng nếu bạn có những triệu chứng nghiêm trọng, hãy xin tư vấn của bác. Trong khi đó, bạn có thể thử chườm lạnh để bớt cơn ngứa, chườm nóng để giảm sưng, và dùng các loại thuốc nhỏ mắt không cần kê đơn để bớt sự khó chịu.
Bạn cần nhớ giặt ga giường, vỏ gối và rửa tay thường xuyên để ngăn chặn virus lây lan.

Đeo kính áp tròng khi ngủ
Kính áp tròng giúp bạn nhìn rõ hơn mà không gây vướng víu, nhưng nếu bạn không dùng đúng cách, chúng có thể gây những bệnh viêm nhiễm dẫn đến mất thị lực.

Luôn nhớ tháo kính áp tròng trước khi đi ngủ

Kính áp tròng di chuyển mỗi khi bạn nháy mắt, tạo nên những vết xước siêu nhỏ trên bề mặt giác mạc. Những vi sinh vật gây viêm nhiễm có thể mắc kẹt dưới kính áp tròng và xâm nhập vào vết xước.
Hãy nhớ tháo kính áp tròng khi đi ngủ, đối với kính áp tròng dùng một lần, hãy vứt đi sau khi sử dụng.

Hội chứng khô mắt
Một trong những nguyên nhân gây khô mắt thường thấy là mắt tiết ra không đủ nước hoặc tốc độ bay hơi của mắt cao. Lớp nước trên mắt quan trọng với sức khỏe của đôi mắt cũng như duy trì thị lực. Mắt bị khô và ngứa có thể là hậu quả của việc sử dụng smartphone và theo dõi màn hình các thiết bị điện tử trong thời gian dài.
Bạn có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt để giúp giảm khô mắt ngay lập tức. Ngoài ra, nên bổ sung nước cho cơ thể và ăn các loại hoa quả có màu đỏ, vàng.

Áp lực
Stress và lo âu có thể ảnh hướng đến sức khỏe của bạn, bao gồm cả thị lực. Stress có thể khiến đồng tử mở rộng khi không cần thiết và adrenaline có thể gây áp lực lên đôi mắt.
Dù ảnh hưởng lâu dài của stress lên đôi mắt có thể khác nhau, những cơn khó chịu nhỏ có thể được giải quyết bằng cách giảm mức độ stress một cách tự nhiên. Để ngăn chặn những vấn đề thị lực liên quan tới stress, bạn nên duy trì một lối sống lành mạnh, cho mắt nghỉ ngơi thường xuyên khỏi màn hình các thiết bị điện tử, đồng thời thực hiện những hoạt động giảm stress như thiền và tập thể dục.

Viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào (Uveitis) là một nhóm các tình trạng ở mắt gây ra viêm mắt phổ biến. Các triệu chứng của viêm màng bồ đào có thể bao gồm: Nhìn mờ, thấy đốm đen trong tầm nhìn, mắt đỏ, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng…
Khi phát hiện triệu chứng nói trên, hãy đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa về mắt để được bác sỹ khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, chính xác, không nên tự ý dùng thuốc tại nhà. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh mà có các thuốc điều trị đặc hiệu như thuốc kháng sinh, chống viêm, chống nấm, chống virus.

Đái tháo đường
Người được chẩn đoán đái tháo đường type 1 hay type 2 có nguy cơ bị bệnh võng mạc đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao có thể làm mạch máu tại võng mạc bị phồng lên và rò rỉ thành các đốm xuất huyết nhỏ, giảm thị lực của bạn.

Hình minh họa triệu chứng thấy đốm đen trong tầm nhìn ở người bệnh đái tháo đường

Mỗi người bệnh đái tháo đường có thể có những triệu chứng bệnh võng mạc khác nhau. Tuy nhiên, mờ mắt, nhức mỏi hốc mắt thường là những dấu hiệu cảnh báo sớm nhất. 
Nếu thành viên gia đình có tiền sử đái tháo đường hoặc bạn bị béo phì, hãy đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra. Việc kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp cũng sẽ giúp ngăn chặn biến chứng mắt của bệnh đái tháo đường.

Quỳnh Trang H+ (Theo Health)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Mắt