Dị ứng với gluten là nguyên nhân chính gây ra bệnh Celiac
Bệnh Celiac: Làm sao để quản lý bệnh bằng chế độ ăn không gluten?
Người bệnh celiac có nguy cơ cao mắc bệnh động kinh
Cảnh giác với 7 hậu quả đáng sợ khi bị Celiac
Mắc bệnh Celiac làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành, rung nhĩ
Người mắc bệnh Celiac thường phản ứng với chất gluten có trong lúa mì, yến mạch (và các sản phẩm có chứa chúng). Trong thực tế, gluten (cụ thể là gliadin) phản ứng bất thường với các enzyme trong ruột non gây ra phản ứng viêm, chính điều này làm tổn thương niêm mạc ruột non. Bạn có thể nhạy cảm với hầu hết các loại thực phẩm gluten nếu bị bệnh Celiac. Theo chuyên gia dinh dưỡng Deepshikha Agarwal, nếu bạn có 3 dấu hiệu dưới đây thì bạn nên đi khám xem mình có mắc bệnh celiac hay không.
Người bệnh Celiac có thể bị đau bụng, đầy hơi nếu ăn thực phẩm có gluten
- Bạn bị thiếu vitamin B12, folate và sắt: Celiac gây hại cho các bộ phận của ruột nơi mà vitamin B12, folate và sắt được hấp thu. Vì vậy, nếu bạn thiếu sắt, vitamin B12 và folate, hãy đi khám ngay.
- Trong gia đình có người mắc bệnh Celiac: Bạn cũng nên kiểm tra bệnh Celiac nếu gia đình bạn có người mắc bệnh.
- Bạn có các triệu chứng bất thường ở đường tiêu hóa: Những triệu chứng phổ biến của bệnh Celiac bao gồm: Tiêu chảy, kèm theo phân xám ở dạng lỏng hay hơi lỏng, thường có mùi hôi; Giảm cân; Đầy hơi... Bạn cần đi khám khi thấy xuất hiện những dấu hiệu và triệu chứng kể trên hoặc nếu bạn bị tiêu chảy hay gặp các vấn đề khó chịu về đường tiêu hóa kéo dài hơn hai tuần.
Bác sỹ sẽ tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra xem bệnh nhân có thiếu dưỡng chất và có kháng thể phản ứng với gluten không. Bác sỹ cũng có thể tiến hành việc kiểm tra khác (như nội soi) để xác định triệu chứng và loại trừ những bệnh khác. Bạn có thể được yêu cầu chụp X-quang đường tiêu hóa trên có cản quang để kiểm tra đường tiêu hóa của bạn.
Khi có biểu hiện của Celiac, người bệnh cần đi khám ngay
Nên ăn kiêng khi bị Celiac để cải thiện bệnh
Khi bác sỹ đã chẩn đoán xác định bạn mắc bệnh Celiac thì liệu pháp điều trị hàng đầu đó là áp dụng một chế độ dinh dưỡng không có gluten. Điều đó có nghĩa là bạn nên tránh ăn bánh mì, mì ống, bánh quy, chocolate... Bệnh Celiac không có biện pháp chữa khỏi hoàn toàn, do vậy chế độ dinh dưỡng không có gluten là biệp pháp buộc phải áp dụng suốt đời. Ngay cả khi các triệu chứng của bệnh đã được cải thiện, việc ăn gluten trở lại sẽ khiến các triệu chứng tiến triển nặng hơn và ngăn cản sự hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết.
Bình luận của bạn