Nhân đạo, từ thiện cũng phải đúng cách

Thiết lập hành lang nhân đạo viện trợ các nước bị dịch Ebola

Phải có giấy phép mới được khám chữa bệnh nhân đạo

Chính thức cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

20 năm hiến máu nhân đạo: Nghiệp lành của những thiên thần

Cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo

Cá nhân người viết cũng đã từng trải nghiệm 2 bài học liên quan đến công tác từ thiện, nhân đạo mà ở đó, vai trò của người quản lý, điều phối, giám sát được đặt lên hàng đầu.

Những năm đầu thiên niên kỷ, người viết khi đó còn là một sinh viên. Với nhiệt huyết của tuổi trẻ, hưởng ứng lời kêu gọi tham gia các chương trình tình nguyện vì cộng đồng, người viết đã cùng nhiều bạn bè thành lập ra nhóm tình nguyện đi kêu gọi sự ủng hộ của các nhà hảo tâm và bỏ công sức, đôi khi thêm cả tiền của cá nhân để cung cấp các suất ăn miễn phí cho người nghèo tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội.

Tuy nhiên, có không ít các bệnh viện “từ chối” mong muốn hết sức tốt đẹp của nhóm tình nguyện. Trong các cuộc họp của nhóm tình nguyện, nhiều ý kiến đã được các thành viên đưa ra. Nhiều người đã đặt giả thuyết: Hay các bệnh viện muốn đảm bảo nguồn thu cho các nhà ăn, bếp ăn tại bệnh viện (đã phải trả tiền thuê địa điểm, đấu thầu để cung cấp suốt ăn) nên cho nhân viên bảo vệ bệnh viện mới ra sức ngăn cản nhóm tình nguyện thực hiện nghĩa cử với những bệnh nhân nghèo?

 


Những suất cơm miễn phí này có đảm bảo vệ sinh (nguồn: Internet)

 

Một lần có may mắn được gặp Giám đốc của một bệnh viện, người viết đã mạnh dạn chia sẻ “nghi án” ấy. Ông Giám đốc đã cười và thừa nhận rằng, phòng Hành chính - Tổng hợp của bệnh viện và các nhân viên bảo vệ có lỗi trong việc này. Nhưng cái lỗi của họ là không giải thích đầy đủ để rồi dẫn đến việc nhóm tình nguyện chúng tôi “nghi oan” cho bệnh viện.

Ông chia sẻ, các bạn tình nguyện có hành động hết sức tốt đẹp. Nhưng bệnh viện không thể cho phép các bạn vào phát các suất ăn miễn phí nếu các bạn không chứng minh được khả năng và cam kết đáp ứng những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sau đó, nhóm tình nguyện đã đi kêu gọi sự ủng hộ của một số nhà hàng, quán ăn đã được đào tạo và cấp giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện vệ sinh rồi viết giấy cam kết với bệnh viện. Và các bệnh viện đã không còn ngăn cản nhóm vào cung cấp các suất ăn miễn phí cho người nghèo như trước nữa.

Một câu chuyện khác mà hậu quả của nó sẽ còn theo người viết trong một thời gian dài nữa. Năm 1998, người viết KHÔNG MAY lọt vào mắt xanh của một tổ chức phẫu thuật nhân đạo tình nguyện đến từ Mỹ.

Một vị bác sĩ nổi tiếng được giới thiệu là bác sĩ hiếm hoi ở Việt Nam có khả năng nối gân (ở thời điểm ấy) đã được mời từ TP. HCM ra Thái Bình để tiến hành mổ cho hàng chục trẻ em dưới 15 tuổi lọt vào danh sách xét duyệt của tổ chức phẫu thuật nhân đạo tình nguyện kể trên.

Vì có hàng chục trẻ em “ĐƯỢC’ mổ trong khi thời gian bác sĩ làm việc cũng chỉ hơn 2 ngày nên mọi công tác thăm khám trước đó do các bác sĩ khác đảm nhiệm. Vị bác sĩ nổi tiếng đến từ TP. HCM chỉ có thời gian gặp bệnh nhân khi tất cả đã có mặt trong phòng mổ. Sau đó, ông cũng rời đi mà không biết kết quả của những ca mổ mà mình đã thực hiện.

 


Ngón tay vẫn co quắp sau gần 16 năm phẫu thuật của tác giả

 

Sau những cuộc phẫu thuật có 2 ngày, những trẻ em được xếp hàng để nhân viên Tổ chức phẫu thuật nhân đạo tình nguyện chụp ảnh để còn gửi về cơ quan quản lý quỹ bên Mỹ để quyết toán kinh phí. Chụp ảnh hoàn tất hồ sơ xong, đoàn phẫu thuật nhân đạo cũng nhanh chóng cuốn gói khỏi địa phương.

Với cá nhân người viết, 16 năm kể từ ngày ‘ĐƯỢC’ phẫu thuật, ngón tay được phẫu thuật bị co quắp không thể duỗi ra và cử động rất khó khăn. Một người bạn được phẫu thuật cùng đợt cũng nhận một vết sẹo dài ở chân mà không có kết quả. Lâu lắm rồi tôi không gặp lại cậu bạn ấy nhưng khoảng 3 năm sau phẫu thuật thì cậu ta cũng cho biết là chưa được tái khám. Còn cá nhân tôi thì cũng chưa bao giờ nhận được lời “hỏi thăm” từ tổ chức tình nguyện kể trên.

Đơn vị phối hợp thực hiện chương trình là Tỉnh đoàn và Bệnh viện đa khoa tỉnh cũng không có một lần khảo sát kết quả dù khoảng cách từ nhà tôi đến 2 cơ quan này cũng chỉ 1-2 km đường ở thành phố loại 2 trực thuộc tỉnh.

Và ngón tay thì cứ co quắp chờ đến ngày thay đổi thời tiết là tê nhức!

nhattd
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Cộng đồng lên tiếng