Lỡ uống nước C2, Rồng đỏ nhiễm chì rồi thì phải làm sao?

Uống nhiều nước C2, Rồng đỏ có chứa lượng chì quá mức cho phép lâu dài có thể bị nhiễm độc chì

Vụ nước C2, Rồng đỏ nhiễm chì: Công ty URC bị phạt gần 6 tỷ đồng

Uống nước nhiễm chì ảnh hưởng đến cơ thể bạn như thế nào?

3 lô nước C2, Rồng Đỏ bị dừng lưu thông

Sẽ kiểm nghiệm nước C2 và Rồng đỏ trên cả nước

Phát hiện, chẩn đoán ngộ độc chì

Khi bạn có tiếp xúc với các nguồn có thể gây nhiễm độc chì và nghi ngờ bị ngộ độc thì cần đi khám tại các cơ sở y tế. Bác sỹ sẽ hỏi bạn về việc tiếp xúc với các nguồn chì, thời gian tiếp xúc, mức độ tiếp xúc, nguồn gốc của chì, các biểu hiện bất thường của bạn sau đó. Bạn sẽ được khám và có thể làm các xét nghiệm cần thiết.

Xét nghiệm chì máu (lấy máu tĩnh mạch) là xét nghiệm quan trọng nhất để chẩn đoán xác định bị ngộ độc chì hay không. Một mẫu máu nhỏ được lấy từ ngón tay hoặc từ tĩnh mạch. Mức chì trong máu được đo bằng microgram mỗi decilit (μg / dL).

Xét nghiệm chì máu là phương pháp phổ biến để chẩn đoán nhiễm độc chì

- Người lớn: kết quả bình thường là < 20 μg / dL. Người lớn đã tiếp xúc với chì nên có mức độ chì trong máu dưới 40 μg / dL. Điều trị được khuyến khích nếu bạn có các triệu chứng của nhiễm độc chì và lượng chì trong máu của bạn lớn hơn 60 μg / dL. 

- Trẻ em: kết quả bình thường là < 10 μg / dL. Trẻ em nếu có kết quả nồng độ chì từ 10 μg / dL trở lên cần yêu cầu kiểm tra và theo dõi thêm. Nguồn chì phải được tìm thấy và loại bỏ. Một lượng chì > 45 μg / dL cần thiết phải điều trị ngay. Với nồng độ 20 μg / dL thì điều trị cần được xem xét cho trẻ.

Để biết thêm các triệu chứng của nhiễm độc chì, ấn vào đây.

Điều trị và theo dõi

Việc điều trị ngộ độc chì toàn diện nói chung gồm:

- Ngừng tiếp xúc với nguồn chì đã gây ra ngộ độc.

- Chữa các biểu hiện ngộ độc (hay còn gọi là điều trị triệu chứng): Hôn mê, co giật cần được cấp cứu; Truyền máu nếu thiếu máu nặng….

- Tẩy độc: Khi bạn mới tiếp xúc với chì, chì còn ở trên da, mắt, trong đường tiêu hóa và chưa hấp thu vào máu thì có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa dạ dày, rửa ruột, nội soi gắp chì trong đường tiêu hóa….

- Dùng thuốc giải độc: Là các thuốc khi vào cơ thể sẽ gắn với chì và được cơ thể đào thải qua nước tiểu. Đây là biện pháp có tính quyết định. Ví dụ: Liệu pháp Chelation, liệu pháp EDTA,…

Vì chì thường gắn chặt với xương nên việc điều trị ngộ độc chì cần thời gian kéo dài. Bạn cần tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sỹ, khám và xét nghiệm lại đúng hẹn.

Chế độ ăn cho người bị nhiễm độc chì mạn tính

- Các thực phẩm nên ăn: Cần tăng cường protein và chất chua (tính toan), giảm calci. Nguồn bổ sung protein cần những thực phẩm giàu đạm như thịt bò, sữa bò, trứng gà, đậu phụ, thịt gà, thịt thỏ, thịt dê. Món ăn giàu chất toan cần chọn từ những thực phẩm chứa nhiều vitamin như bắp cải, cà chua, rau cải dầu, táo, đào. Lương thực cần chọn gạo tẻ ngon, nấu cháo hoặc làm thành bánh mềm.

- Các thực phẩm nên tránh: Kiêng các món giàu calci như canh sườn hầm, cá, tôm, thịt hàu,… và các thực phẩm chứa nhiều chì như trứng muối,...

Ngân Giang H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Phòng bệnh chủ động