Bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm nấm cao trong những ngày nồm ẩm, mưa phùn
Những loại cây hút ẩm, ngăn nấm mốc nên trồng mùa nồm ẩm
Đối phó với mụn trứng cá hoành hành khi thời tiết nồm ẩm
Mốc đen hoành hành mùa nồm ẩm: Có thể gây tử vong
Mùa nồm ẩm cần đề phòng 5 bệnh da liễu thường gặp này
Những nếp gấp trên da, kẽ ngón chân
Độ ẩm không khí cao trong nhà là điều kiện thích hợp cho các loại nấm mốc, vi khuẩn phát triển và lây lan, gây ra các bệnh viêm da, kích ứng da. Tình trạng này có thể khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí bị nổi mẩn đỏ, dị ứng…
Thêm vào đó, do trời nổm ẩm, quần áo cũng lâu khô, ẩm ướt hơn. Các loại nấm mốc trong không khí rất dễ sinh sôi trong môi trường có độ ẩm cao, đặc biệt là quần áo chưa khô. Mặc quần áo ẩm là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn bị kích ứng da, ngứa ngáy, khó chịu, đặc biệt là ở những vùng da nhiều nếp gấp (nếp gấp da ở cổ, bụng…) hay giữa các kẽ ngón chân, móng chân, ngón tay.
Cần cẩn thận nấm móng chân, kẽ ngón chân... trong những ngày nồm ẩm
Hệ hô hấp
Do các vi khuẩn, nấm mốc phát tán mạnh trong không khí, các bệnh đường hô hấp cũng có xu hướng gia tăng trong những ngày nồm ẩm. Đặc biệt, trẻ em và người già rất dễ bị dị ứng, viêm phổi, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản…
Trên thực tế, có đến 10 loại nấm mốc có thể sinh trưởng trong các loại quần áo, chăn gối ẩm. Ví dụ, nấm Stachybotrys chartarum là một loại nấm mốc rất độc hại, có thể gây nhiễm trùng hệ hô hấp nếu hít phải các bào tử nấm.
Ngoài ra, nấm Histoplasma capsulatum cũng là một loại nấm nguy hiểm do có thể gây ra bệnh viêm phổi, nấm phổi ở cả trẻ em và người lớn.
Hệ tiêu hóa
Vi khuẩn, nấm mốc trên tay, râu (ở nam giới) và thức ăn khi xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa có thể gây đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa... Nếu nhiễm nấm nghiêm trọng, bạn còn có thể mắc phải các rối loạn tiêu hóa, bệnh dạ dày - ruột nguy hiểm.
Viêm nhiễm vùng kín
Đây là khu vực vô cùng nhạy cảm trên cơ thể và rất dễ bị nhiễm khuẩn, nấm mốc. Việc mặc quần áo, đồ lót ẩm ướt có thể làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, bệnh phụ khoa, thậm chí làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung và vô sinh.
Bình luận của bạn