Nhiễm sán dây bò nguy hiểm thế nào và cách phòng tránh?

Bệnh sán dây bò Taenia saginata ở nước ta phổ biến hơn sán dây lợn

Podcast: Cẩn thận nguy cơ nhiễm sán từ thói quen ăn đồ sống, tái

Nhiễm sán dây bò dài 4cm sau khi ăn bún bò tái

6 dấu hiệu cảnh báo bạn đã bị nhiễm sán dây

Hoảng hồn sán di chuyển khắp cơ thể, biến người phụ nữ thành "người gạo"

Nhiễm sán dây bò do đâu?

Theo PGS.TS Đỗ Trung Dũng, Trưởng khoa Ký sinh Trùng, Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, nguyên nhân khiến nhiều người nhiễm sán là thói quen thích ăn thực phẩm tái, sống như bò cuốn lá cải, tái chanh, phở tái, lẩu...

Ngoài ra, thói quen rửa tay kém làm tăng nguy cơ mắc và lây lan bệnh nhiễm trùng. Trái cây và rau chưa rửa sạch cũng có thể mang trứng sán dây. Điều kiện sống thiếu vệ sinh và xử lý chất thải kém làm tăng nguy cơ gia súc bị nhiễm trứng sán dây.

Hầu hết sán dây cần hai vật chủ khác nhau để hoàn thành vòng đời. Một vật chủ là nơi ký sinh trùng phát triển từ trứng thành ấu trùng (vật chủ trung gian). Vật chủ khác là nơi ấu trùng trưởng thành (vật chủ cuối cùng). Sán dây bò cần gia súc và con người để trải qua một vòng đời hoàn chỉnh.

Khi bò ăn phải trứng sán dây bò, trứng sẽ nở trong ruột của nó. Ký sinh trùng non đi vào máu hình thành nang ấu trùng sán. Con người ăn thịt chưa nấu chín từ bò có thể bị nhiễm sán dây. Các ấu trùng bằng mọi cách sẽ xâm nhập vào dạ dày và phá vỡ màng ngoài để giải phóng các đầu sán bám vào niêm mạc ruột, sau đó phát triển thành sán sau 2 đến 3 tháng. Sán trưởng thành trở thành sán dây, có chiều dài tới 7m.

Nhiễm sán dây bò nguy hiểm không và dấu hiệu thế nào?

Khi sán dây bò sống trong ruột người, chúng sẽ sử dụng hết các chất dinh dưỡng khiến người bệnh thiếu máu, thiếu sắt và các vi chất cần thiết như vitamin B6, B12... dẫn đến suy dinh dưỡng.

Nếu bị sán dây bò nặng (nhiều đốt sán, tồn tại lâu ngày) có thể gây căng thẳng thần kinh, strees, giảm khả năng tập trung vào học tập và công việc, đặc biệt có thể bị động kinh, liệt, mất trí nhớ, tăng áp lực nội sọ, não úng thủy, giảm thị lực, mù mắt, bệnh tim. Bị bệnh sán dây bò, nếu có nhiều đốt, kéo dài, xoắn lại có thể bị làm tắc ruột, nếu không phát hiện kịp thời sẽ rất nguy hiểm cho cho tính mạng người bệnh.

Về dấu hiệu nhiễm sán dây bò, người bệnh sẽ có triệu chứng như rối loạn tiêu hóa, đau bụng âm ỉ, kéo dài, đường ruột thường xuyên có cảm giác khó chịu, bứt rứt. BSCKI Trần Quốc Tuấn - Phó Trưởng Khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bãi Cháy cho biết, sán dây bò sẽ khiến người mắc bị đau bụng, ăn không ngon, sụt cân hoặc chóng mặt, đau đầu, thiếu máu hoặc thậm chí là hạ huyết áp... Đặc biệt đốt sán chui ra khỏi hậu môn bò ra ngoài.

Cách phòng tránh nhiễm sán dây bò

Nên tránh ăn thực phẩm từ gia sức chưa nấu chín

Nên tránh ăn thực phẩm từ gia sức chưa nấu chín

- Không nên ăn thịt trâu bò chưa nấu chín (tái), không ăn rau sống, uống nước chưa đun sôi. Thịt sau khi nấu chín cần ăn ngay, nếu để lâu sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập.

- Để lựa chọn thịt bò an toàn, nên chọn nơi bán thịt tin tưởng và đảm bảo, nên mua ở các hệ thống siêu thị hoặc bách hóa lớn, thịt có nguồn gốc, được bảo quản kỹ.

- Sát khuẩn bằng xà phòng, nước đun sôi các dụng cụ dùng chế biến thịt trâu bò. Thớt thái thực phẩm chín và sống riêng biệt để tránh vi khuẩn xâm nhập. Sơ chế kỹ thực phẩm, rửa qua bằng muối để loại bỏ vi khuẩn rồi rửa lại bằng nước sạch. Sau khi sơ chế xong thì chế biến ngay trong ngày, tránh để ngoài môi trường. Bảo quản thực phẩm sống trong tủ lạnh có che chắn bao bọc cẩn thận.

- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi đại tiện và sau khi tiếp xúc với thịt trâu, bò (giết mổ, chế biến).

- Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Với những người bệnh khi các đốt sán rụng ra phải thu gom xử lý và đi đại tiện phải sử dụng hố xí hợp vệ sinh để quản lý nguồn phân thải mang mầm bệnh ký sinh trùng, tránh làm vương vãi trứng giun ra làm ô nhiễm môi trường.

- Tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần.

 
Nguyễn Thanh (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Tiêu hóa