Nhịn đại tiện lâu có gây hại cho sức khỏe?
Trẻ đại tiện ra máu là mắc bệnh gì?
Video: Trăm bệnh đổ đầu vì ngồi bồn cầu sai tư thế
Bé đi đại tiện ra máu có đáng lo?
Bi hài chuyện "cửa sau" giờ mới kể
Thời điểm thích hợp để đi đại tiện
Khi phân đến trực tràng, cơ thể sẽ tự động gửi tín hiệu báo cho chúng ta biết đã đến lúc cần đi đại tiện. Nhiều người cho rằng, đi đại tiện 1 lần/ngày là tốt cho sức khỏe, tuy nhiên điều này không hoàn toàn đúng vì việc đi đại tiện ở mỗi người là khác nhau. Thông thường, cảm giác buồn đại tiện sẽ xuất hiện sau khi ăn, hoặc vào buổi sáng sau khi bạn uống cà phê bởi caffein là một chất có tác dụng kích thích đường ruột.
Cơ thể sẽ báo hiệu cho chúng ta khi nào cần đi đại tiện
Điều gì xảy ra khi bạn nhịn đại tiện?
Muốn nhịn đại tiện bạn sẽ cần phải thắt chặt các cơ vòng hậu môn. Trong vài giờ đầu tiên, bạn sẽ cảm thấy áp lực trong ổ bụng tăng lên . Một số người có thể cảm thấy đau bụng và cảm giác buồn đại tiện dồn dập xuống cơ vòng và hậu môn.
Nếu tiếp tục nhịn đại tiện sau khoảng hơn 6 giờ, cảm giác buồn đại tiện sẽ dần biến mất. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là số chất thải trong cơ thể bạn đã biến mất mà bạn đang dần bị táo bón. Ngoài ra, đó chỉ là thời gian nghỉ để chuẩn bị cho lần “nhắc nhở” tiếp theo của cơ thể.
Nhịn đại tiện càng lâu, bạn sẽ càng khó đi vệ sinh hơn
Sau hơn 12 giờ, phân bắt đầu cứng lại, áp lực tác động lên bụng của bạn cũng tăng, điều này khiến bụng của bạn căng lên. Càng ở lâu trong bụng phân sẽ càng cứng hơn, chứng táo bón cũng nặng hơn và khiến việc đại tiện càng trở nên khó khăn. Điều này thậm chí có thể gây đau rát và chảy máu trong lần vệ sinh tiếp theo.
Nếu bạn vẫn tiếp tục nhịn đại tiện, thì phân có thể trở nên cứng như đá và bạn có thể sẽ cần phải dùng thuốc nhuận tràng hoặc dùng tay mới lấy ra được.
Bình luận của bạn