Nhìn mặt đoán bệnh - bạn đã thử chưa?
Phát hiện bệnh chỉ cần kiểm tra hơi thở
Nước tiểu đục cảnh báo bệnh gì?
10 vấn đề sức khỏe có thể phát hiện qua đôi mắt
Nhìn lưỡi để đoán bệnh
1. Lông mặt nhiều
Đối với phụ nữ, lông mặt mọc nhiều, rậm và đen có thể do mất cân bằng hormone. Khi đó, lượng hormone nam androgens bị sản xuất quá mức. Đây cũng có thể là một dấu hiệu của hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) nếu đi kèm với chu kỳ kinh nguyệt bất thường hoặc mất kinh nguyệt. Bạn hãy đi khám bác sỹ ngay để điều trị bệnh sớm.
2. Mụn trứng cá bùng phát
Chế độ ăn uống giàu đường bột, nhiều thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ... có thể là nguyên nhân khiến cho mụn trứng cá đột ngột bùng phát. Đây chính là lúc bạn thay đổi lại thói quen ăn uống, nên ăn nhiều rau củ quả và ngũ cốc nguyên hạt hơn.
3. Quầng thâm dưới mắt
Thiếu ngủ không phải lúc nào cũng là “thủ phạm” khiến bạn bị quầng thâm bên dưới mắt bạn. Nó có thể là dấu hiệu bạn bị dị ứng với thực phẩm. Lúc này, hãy thử loại bỏ các thực phẩm gây dị ứng phổ biến nhất, như sữa, gluten và trứng trong 10 ngày để xem quầng thâm có mất đi không. Nếu việc làm đó cũng không ăn thua, hãy xem xét thêm các yếu tố gây dị ứng khác như: Môi trường sống, nấm mốc, lông thú cưng hay phấn hoa...
4. Nốt sần nhỏ
Các nốt sần nhỏ trên mặt có thể bị nhầm thành mụn, nhọt gây khó chẩn đoán. Thực ra, nó chính là dấu hiệu của dày sừng nang lông (Keratosis Pilaris) - một bệnh ngoài da, do tổn thương tại nang lông gây tắc nghẽn tuyến bài tiết. Các chất bã nhờn ứ đọng tại nang lông có thể có thể gây nên các nốt sần trên da, khiến da trở nên khô ráp, sần sùi. Bệnh là do bạn không tiêu thụ đủ acid béo thiết yếu, kẽm và/hoặc vitamin A.
5. Môi khô, nứt
Đây có thể là một triệu chứng của việc thiếu niacin hoặc kẽm. Những người ăn chay thường gặp phải vấn đề này. Tốt nhất, hãy tích cực ăn các thực phẩm giàu niacin và kẽm như: Thịt gà, gan, cá, hạt đậu xanh, hạt bí đỏ, lạc, nấm…
6. Vết phồng, rộp ở góc hay khóe môi
Đây cũng có thể là do chế độ ăn thiếu chất, đặc biệt là thiếu sắt, vitamin B2 và B12. Bạn nên tăng cường ăn các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin B, như: Rau lá xanh đậm, đậu, thịt gà, thịt bò hữu cơ… Hơn nữa, để đảm bảo cơ thể hấp thụ tối đa sắt và vitamin B từ những thực phẩm này, hãy ăn chúng cùng với các loại thực phẩm giàu chất xơ (các loại đậu, rau, củ, quả) và các loại thực phẩm có chứa enzyme như đu đủ.
7. Lông mày thưa thớt
Nếu lông mày của bạn ngày càng mỏng đi, đặc biệt ở phần gần đuôi lông mày, thì đó có thể là dấu hiệu của suy giáp. Ngoài ra, một vài dấu hiệu khác của suy giáp còn bao gồm: Da khô, tăng cân, táo bón hoặc mệt mỏi.
8. Da nhợt nhạt
Thiếu máu, thiếu vitamin B12, B6, folate và/hoặc thiếu sắt có thể khiến làn da của bạn trở nên nhợt nhạt. Điều này phổ biến hơn ở những người ăn thuần chay hoặc những người bị rối loạn tiêu hóa, rối loạn hấp thu hoặc đang uống một số thuốc nhất định, như thuốc kháng acid và Metformin.
Lúc này, bạn nên đi kiểm tra xem cơ thể có thiếu máu hay thiếu hụt dinh dưỡng hay không, đồng thời tăng tiêu thụ rau lá xanh đậm, đậu, thịt gà, thịt bò hữu cơ...
9. Da khô
Da khô có thể do cơ thể đang thiếu nước, mất nước. Bạn hãy bổ sung nước ngay bằng cách uống nước và xịt khoáng lên da. Đối với những người bị eczema hoặc viêm da, để giải quyết da khô nên kết hợp uống nhiều nước với việc tăng lượng chất béo không bão hòa đa, như acid béo omega-3 hoặc acid gamma-linolenic (acid béo omega-6) để giúp da giữ được độ ẩm. Ngoài ra, da khô, đóng vảy cũng có thể do cơ thể đang thiếu hụt niacin.
10. Nếp nhăn
Mặc dù không thể tránh được quá trình lão hóa, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được những nếp nhăn trên da. Nếu da của bạn có nếp nhăn sớm, hãy lưu ý: Tăng cường bổ sung vitamin C để thúc đẩy sự hình thành collagen - một protein cấu tạo nên da. Hãy tăng cường tiêu thụ thực phẩm chứa nhiều vitamin C như: Đu đủ, ớt chuông, bông cải xanh, dâu tây và dứa.
Bình luận của bạn