Tìm lời giải cho câu hỏi: Nhồi máu cơ tim sống được bao lâu?
SUCKHOE+ | Một trong những thắc mắc phổ biến nhất của những người từng trải qua một cơn đau tim, nhồi máu cơ tim là “liệu tuổi thọ của mình có bị ảnh hưởng không”? Hãy cùng Sức khoẻ+ đi tìm câu trả lời trong bài viết sau.
Tiên lượng sống sau cơn nhồi máu cơ tim phụ thuộc nhiều vào độ tuổi của bạn
Cơn đau tim, nhồi máu cơ tim là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, thực tế nhiều người vẫn có thể hồi phục và sống lâu, khỏe mạnh sau cơn nhồi máu cơ tim.
Theo kết quả các khảo sát, việc từng bị đau tim, nhồi máu cơ tim vẫn có thể làm giảm tuổi thọ trung bình của một người khoảng 8 - 10 năm.
Đặc biệt, độ tuổi khi người bệnh trải qua cơn đau tim có vai trò rất lớn trong việc quyết định tuổi thọ của họ. Người bệnh bị đau tim khi càng lớn tuổi thì nguy cơ biến chứng và tử vong càng cao hơn. Ví dụ, theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, nếu bị đau tim năm 65 tuổi, bạn có 95% cơ hội sống thêm ít nhất 5 năm. Tuy nhiên, với những người trải qua cơn đau tim khi đã ngoài 65 tuổi, cơ hội này giảm xuống còn 79%.
Không chỉ tuổi tác, các vấn đề sức khỏe khác như bệnh nền (đái tháo đường, tăng huyết áp), thừa cân, béo phì… cũng có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ sau cơn đau tim. Thói quen hút thuốc, ăn uống không lành mạnh và lười vận động cũng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục và cơ hội sống của bạn.
Làm sao sống lâu, sống khoẻ hơn sau cơn nhồi máu cơ tim?
Dưới đây là một vài điều bạn có thể làm để cải thiện cơ hội sống khoẻ hơn sau cơn đau tim:
- Luôn sẵn sàng phản ứng nhanh trước các cơn đau tim tiếp theo: Càng được cấp cứu sớm khi có cơn đau tim, cơ hội sống của bạn càng cao hơn. Do đó, hãy sẵn sàng gọi cấp cứu ngay nếu bạn thấy bị đau tức ngực, khó thở hoặc chóng mặt, choáng váng.
- Tuân thủ dùng thuốc theo đơn của bác sĩ để kiểm soát sức khỏe tim mạch tối ưu, giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch và ngăn ngừa các biến cố có thể xảy ra. Theo đó, bạn có thể cần dùng thuốc làm loãng máu, thuốc làm chậm nhịp tim hay thuốc giảm cholesterol.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Bỏ hút thuốc lá, ăn uống lành mạnh, tập thể dục thường xuyên và kiểm soát căng thẳng có thể tạo ra sự khác biệt lớn sau khi trải qua cơn đau tim.
Làm sao để phòng ngừa các cơn đau tim tiếp theo trong tương lai?
- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều theo chỉ định của bác sĩ.
- Tái khám đầy đủ để theo dõi huyết áp, nhịp tim và sức khỏe tổng quát.
- Kiểm soát huyết áp, mỡ máu và đường huyết. Đây là các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ tái phát cơn đau tim.
- Sử dụng sản phẩm có thành phần chính là chiết xuất thông Dahurian để hỗ trợ giúp tăng lượng máu đến tế bào cơ tim, tăng lưu thông máu qua tim, chống xơ vữa, ngăn ngừa huyết khối, ổn định huyết áp, giảm cholesterol máu để phục hồi chức năng tim và phòng nguy cơ tái nhồi máu cơ tim hiệu quả.
- Tập thể dục ít nhất 2,5 giờ mỗi tuần với các hoạt động vừa sức như đi bộ. Bạn nên tham gia các chương trình phục hồi chức năng tim mạch để được hướng dẫn tập đúng cách.
- Ăn nhiều trái cây, rau củ, thịt nạc (như cá) và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế chất béo “xấu”, muối và đường.
- Ngủ đủ giấc từ 7 - 9 tiếng mỗi đêm (đối với người trên 60 tuổi, nên ngủ từ 7 - 8 tiếng mỗi đêm).
Vi Bùi (Theo Memorialcardiology)
TPBVSK Ích Tâm Khang Platinum - Hỗ trợ giảm đau thắt ngực, tăng lưu thông máu đến tim từ chiết xuất Thông Dahurian
Bình luận của bạn