Nhũ hóa - Phụ gia thực phẩm làm tăng nguy cơ đái tháo đường

Chất nhũ hóa có mặt trong rất nhiều thực phẩm chế biến sẵn hàng ngày

Bệnh viện nào ở miền Bắc tiêm nội nhãn võng mạc đái tháo đường?

Chỉ số creatinin tăng có phải bị biến chứng thận đái tháo đường không?

3 thói quen ăn uống chính làm tăng nguy cơ mắc đái tháo đường

Bạn có thể làm gì để “đảo ngược” tình trạng kháng insulin?

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí The Lancet Diabetes & Endocrinology, việc ăn các thực phẩm đóng gói có chất nhũ hóa phụ gia thực phẩm đang âm thầm làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

Chất nhũ hóa là chất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra kết cấu, hương vị và thời hạn sử dụng mong muốn cho nhiều loại thực phẩm như bánh kẹo, bánh quy, kem, chocolate….

Nghiên cứu đã phân tích dữ liệu của hơn 100.000 người trưởng thành được thu thập từ 5/2009 - 4/2023. Họ được thu thập dữ liệu chi tiết từ nhân khẩu học, tình trạng sức khỏe và chế độ ăn. Tổng cộng có 1.056 trường hợp mắc bệnh đái tháo đường type 2 trong thời gian theo dõi trung bình 6,8 năm.

Theo nghiên cứu, các chất nhũ hóa như mono và diglyceride acid béo, tinh bột biến tính, lecithin, pectin, phosphate, gum arabic và guar gum có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2.

“Mặc dù trước đó chất nhũ hóa đã được đánh giá về mức độ an toàn. Tuy nhiên trong nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất nhũ hóa có thể làm đảo lộn hệ vi khuẩn đường ruột, tăng nguy cơ viêm nhiễm và rối loạn chuyển hóa, có thể dẫn đến kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường”, bác sĩ Sandeep Kharb, làm việc tại Bệnh viện Châu Á (Faridabad, Ấn Độ), nói.

Lời khuyên dành cho người bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi lối sống. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường hãy bắt đầu áp dụng những gợi ý về chế độ ăn uống lành mạnh dưới đây để có thể kiểm soát triệu chứng và tình trạng bệnh hiệu quả.

 

- Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ, thực phẩm giàu protein (đậu xanh, đậu lăng), sữa thực vật… Bên cạnh đó, một chế độ ăn giàu chất xơ gồm yến mạch và salad là điều cần thiết để có đường ruột khỏe mạnh.

- Giảm lượng muối: Thói quen ăn nhiều muối có thể làm tăng huyết áp - “thủ phạm” gây ra các vấn đề về tim mạch và đột quỵ. Hơn nữa, nguy cơ phát triển các vấn đề về tim sẽ tăng gấp đôi nếu bạn mắc bệnh đái tháo đường. Vì vậy, không nên bổ sung quá 6gr muối mỗi ngày.

- Tránh xa thịt chế biến sẵn: Khi ăn các loại thịt chế biến sẵn có thể tác động nhanh chóng tới lượng đường trong máu và ảnh hưởng trực tiếp đến bệnh tim. Bạn hãy chọn các loại hải sản như cá hồi, cá trích, cá ngừ… vì chúng giàu acid béo omega-3 có thể giúp ngăn ngừa các cơn đau tim về lâu dài.

- Cắt giảm lượng đường: Bạn có thể giảm dần lượng đường nạp vào cơ thể bằng các chuyển sang những đồ uống lành mạnh hơn như nước dừa, nước ép trái cây nguyên chất và tránh xa đồ uống có đường.

- Ăn uống đúng thời điểm: Đối với bệnh nhân đái tháo đường, việc ăn uống đúng thời điểm là rất quan trọng. Khi thèm ăn vặt, bạn cần lựa chọn món ăn nhẹ thích hợp với mình. Thay vì bánh quế, bánh quy và chocolate, hãy chuẩn bị sẵn một số đồ ăn nhẹ bổ dưỡng, chẳng hạn như trái cây sấy khô không muối, đậu phộng, các loại hạt và hạnh nhân.

- Dừng hút thuốc, đồ uống có cồn: Người bệnh đái tháo đường cần hạn chế hoặc bỏ hoàn toàn thuốc lá và rượu bia.

- Tập thể dục thường xuyên hỗ trợ thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kiểm soát lượng đường trong máu và chuyển hóa thức ăn thành năng lượng hoạt động.

Lê Tuyết (Theo Hindustan Times)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết