Đái tháo đường: 5 lời khuyên giúp phòng ngừa biến chứng loét bàn chân

Nếu bị loét bàn chân, người bệnh đái tháo đường có thể phải đoạn chi

Bệnh viện nào ở miền Bắc tiêm nội nhãn võng mạc đái tháo đường?

Cách phòng và trị biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường

Chỉ số creatinin tăng có phải bị biến chứng thận đái tháo đường không?

Nóng rát bàn chân, đường huyết cao phải xử trí thế nào?

Biến chứng loét bàn chân ở người bệnh đái tháo đường

Theo bác sĩ Rajeev Premnath từ Bệnh viện Ramakrishna (Ấn Độ): “Loét bàn chân là những vết thương hở mạn tính, khó lành, hoặc các vết thương thường tái phát trở lại trong một khoảng thời gian dài. Những vết thương này phát sinh do da và mô ở bàn chân và mắt cá chân bị tổn thương, dễ dẫn đến nhiễm trùng. Tình trạng loét bàn chân có thể xảy ra do các yếu tố như lượng đường huyết tăng cao, tuần hoàn máu kém, bệnh lý thần kinh và các bất thường ở bàn chân”.

Ông cũng cảnh báo mắc bệnh đái tháo đường có thể làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng liên quan. Theo đó, các vết loét tại bàn chân không được xử trí cẩn thận có thể dẫn tới các biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm trùng, áp xe và hoại tử, cuối cùng có thể phải đoạn chi. Người bệnh đái tháo đường mắc các tình trạng như xơ vữa động mạch, hội chứng Raynaud cũng sẽ làm tăng nguy cơ loét bàn chân.

Người bệnh đái tháo đường dễ bị loét bàn chân nếu không kiểm soát đường huyết tốt

Người bệnh đái tháo đường dễ bị loét bàn chân nếu không kiểm soát đường huyết tốt

Loét bàn chân và mắt cá chân thường được phân thành 3 loại chính: Loét tĩnh mạch (ảnh hưởng đến vùng cẳng chân), loét thần kinh (thường xảy ra ở bàn chân với người mắc đái tháo đường) và loét động mạch (do tổn thương tuần hoàn).

Ảnh hưởng của tuần hoàn máu và bệnh lý thần kinh tới quá trình hình thành vết loét ở bàn chân

Bác sĩ Rajeev Premnath cho biết, bệnh đái tháo đường có thể dẫn tới tình trạng loét bàn chân thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Theo đó, tình trạng đường huyết tăng cao có thể gây tổn thương thần kinh, làm giảm cảm giác ở bàn chân và khiến người bệnh khó nhận ra bản thân mình đang bị thương. 

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ loét bàn chân bao gồm: Bệnh tim, bệnh thận, béo phì, tổn thương thần kinh, người bệnh có thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá…

Hơn nữa, bệnh đái tháo đường có thể cản trở lưu thông máu, khiến vết thương lâu lành hơn. Cộng thêm tình trạng suy giảm chức năng miễn dịch, ngay cả các vết thương nhỏ, hoặc bàn chân phải chịu nhiều áp lực (ví dụ như do giày không vừa chân) cũng có thể khiến vết loét trở nên trầm trọng hơn.

Việc kiểm soát bệnh đái tháo đường không tốt sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, khiến quá trình điều trị vết loét bàn chân thêm phức tạp, từ đó dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng như hoại tử, buộc người bệnh phải đoạn chi.

Làm sao phòng ngừa biến chứng loét bàn chân do đái tháo đường?

Việc chăm sóc bàn chân hàng ngày, kiểm soát đường huyết tốt là rất quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ loét bàn chân cho người bệnh đái tháo đường. Cụ thể, bạn nên tuân thủ một số lời khuyên sau:

 

- Tiến hành kiểm tra bàn chân hàng ngày để phát hiện sớm dấu hiệu tổn thương, các vết thương dù là nhỏ nhất trên da. Người bệnh có thể dùng gương để tự kiểm tra bàn chân, hoặc nhờ sự trợ giúp của các thành viên khác trong gia đình nếu bạn bị suy giảm thị lực.

- Vệ sinh bàn chân tốt bằng cách rửa chân hàng ngày với xà phòng dịu nhẹ và nước ấm. Sau khi rửa chân, bạn nên lau khô bàn chân thật kỹ, đặc biệt là vùng da giữa các ngón chân, sau đó thoa chút kem dưỡng ẩm nếu bạn bị khô da.

- Chọn đi các đôi tất mềm, có khả năng hút ẩm. Chú ý thay tất thường xuyên nếu thấy chúng bị ẩm hoặc bạn bị đổ mồ hôi chân.

- Chọn đi giày vừa vặn. Đặc biệt, trước khi đi giày, bạn nên kiểm tra xem trong giày có vật lạ hoặc có các cạnh thô ráp, có thể gây tổn thương bàn chân hay không.

- Không cắt móng chân quá sát.

- Nếu có các vết chai ở bàn chân, bạn nên tìm sự giúp đỡ của các nhân viên y tế thay vì tự xử trí tại nhà.

Nếu thấy xuất hiện các vết loét tại bàn chân, người bệnh đái tháo đường nên nhanh chóng đi khám. Các bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra trực quan, đánh giá khả năng cảm giác của bạn, xem xét mức độ tổn thương mạch máu cũng như đánh giá mức độ kiểm soát đường huyết. Nếu được chăm sóc tốt, các vết thương, vết loét ở bàn chân có thể lành dần sau từ 3 - 6 tuần. Các vết loét sâu hơn có thể mất từ 12 - 20 tuần để lành hẳn, đôi khi còn cần phải can thiệp, phẫu thuật.

Việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn (bao gồm cả chế độ tập luyện, ăn uống), cũng như tham khảo dùng thêm sản phẩm hỗ trợ từ thảo dược là rất quan trọng để kiểm soát bệnh đái tháo đường hiệu quả, giúp giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao sức khoẻ tổng thể cho người bệnh.

Vi Bùi (Theo Hindustantimes)

 

TPBVSK Hộ Tạng Đường - hỗ trợ giảm nguy cơ biến chứng tim mạch, thần kinh do đái tháo đường

Nhờ kết hợp 4 thảo dược Nhàu, Hoài sơn, Mạch môn, Câu kỷ tử với hoạt chất Alpha lipoic acid, Hộ Tạng Đường là sản phẩm uy tín, được nhiều người bệnh đái tháo đường tin dùng từ năm 2008.

Đừng để biến chứng đái tháo đường trở thành gánh nặng trong cuộc sống của bạn!

Ho-Tang-Duong

Tìm hiểu ngay về TPBVSK Hộ Tạng Đường TẠI ĐÂY.

Đơn vị chịu trách nhiệm đưa TPBVSK Hộ Tạng Đường ra thị trường: Công ty TNHH Đầu tư & Phát triển Đông Tây.

Địa chỉ: Số 19A Ngõ 126 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội.

SĐT: 0243 775 9865 - 0981 238 219.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết