Long nhãn dùng ngâm rượu uống điều độ giúp nâng cao sức khỏe phái mạnh
Ngủ không đủ giấc ảnh hưởng chất lượng "tinh binh"
Tuổi thọ tinh binh sau khi xuất trận
5 cách "không tưởng" giúp tăng lượng tinh binh
Những thực phẩm khiến "tinh binh" suy yếu
Dưới đây là một số vật phẩm thiên nhiên giá rẻ mà lương y đã nghiên cứu và chứng thực giúp bổ thận, bổ tâm, an thần, đồng thời giúp quý ông lấy lại phong độ trong "chuyện ấy".
Rau cần tây: Còn gọi là dương khổ thái, rau cần cạn, rau cần tàu (để phân biệt với rau cần nước, tức rau cần ta). Theo Đông y, rau cần tây có vị chát, mùi thơm nồng, tính mát, không độc, tác dụng dưỡng tinh, ích huyết, thanh nhiệt, trợ tiêu hóa… Cần tây có khả năng kích thích tình dục tốt bởi nó có chứa nhiều androsterone – hóc môn không mùi được tiết ra ở nam giới thông qua tuyến mồ hôi có tác dụng kích thích ham muốn không chỉ cho quý ông mà còn cho cả bạn tình của họ.
Canh rau cần tây – thịt heo: 100g rau cần tây (cả lá và thân), 100g thịt heo, 20g nấm hương, gừng, tỏi, muối, hạt nêm. Rau cần tây rửa sạch, cắt ngắn. Nấm hương ngâm nước nóng có chút gừng khoảng 15-20 phút rồi cắt nhỏ. Thịt heo nạc rửa sạch, cắt nhỏ. Tỏi giã dập. Đun sôi thịt heo với 500ml nước, khi thịt chín cho cần tây, nấm hương, tỏi vào đảo đều đến khi canh sôi chín là được. Nêm gia vị vừa ăn, dùng nóng trong bữa ăn. Món canh này có tác dụng bổ can huyết, rất tốt cho người suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể, giảm ham muốn tình dục.
Rau cần xào nấm hương: 250g rau cần tây, 50g nấm hương, 20g câu kỷ, rượu khai vị, gừng, hành lá, dầu ăn, muối, hạt nêm. Rau cần bỏ lấy cọng, dùng nước sôi ngâm một lúc rồi vớt ra, để ráo, xắt khúc. Nấm hương rửa sạch, xắt sợi. Câu kỷ bỏ vỏ, tạp chất, rửa sạch. Gừng xắt mỏng, hành xắt khúc. Để chảo dầu lên bếp lửa lớn, vừa nóng thì cho gừng, hành vào phi thơm, sau đó đổ rau cần, nấm hương, câu kỷ, hạt nêm, muối vào xào là được. Món ăn có tác dụng bổ thận, bổ tâm, an thần, hạ huyết áp, chống ung thư, giảm béo phì.
Trà rau cần – táo đỏ: 150g rau cần tây, 2 trái táo đỏ. Rau cần tây rửa sạch cắt nhỏ, táo đỏ rửa sạch bỏ hạt. Cho tất cả vào nồi nấu với 1 lít nước, sắc còn 750ml, uống thay nước trà trong ngày. Tác dụng êm dịu thần kinh, an thần. Thức uống này thích hợp với người suy nhược thần kinh, mất ngủ.
Long nhãn: Là cùi của trái nhãn, được dùng làm thực phẩm và làm thuốc gọi là long nhãn nhục, nguyên nhục hoặc quế viên. Theo Đông y, long nhãn có vị ngọt, tính ấm, không độc, tác dụng bổ tâm, bổ tì, an thần, trấn tĩnh thần kinh, làm tăng trí nhớ, làm đẹp nhan sắc, tăng tuổi thọ. Đối với long nhãn khô, cách ăn tốt nhất là nhai nhỏ rồi ngậm và từ từ nuốt nước, không nên chỉ nhai sơ qua rồi nuốt luôn.
Mỗi ngày cũng chỉ nên dùng 8-20g long nhãn nhục (khô), dùng riêng hoặc phối hợp với hạt sen 20-30g (khô), hồng táo 15-20 quả để nấu chè hoặc nấu cháo ăn, rất bổ dưỡng, giúp ngủ ngon giấc và trợ tim. Một bài thuốc khác là rượu long nhãn. Nguyên liệu gồm 200g long nhãn nhục và 0,5 lít rượu trắng ngon. Ngâm long nhãn nhục với rượu trắng trong bình thủy tinh hoặc hũ sành, sau 2 tuần là dùng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 10-20ml trước nữa ăn. Rượu có tác dụng bổ huyết, an thần.
Bí đỏ (bí ngô): Có nguồn gốc từ châu Phi, được trồng ở nhiều nơi với nhiều giống khác nhau để làm thực phẩm và làm thuốc. Theo Đông y, thịt quả bí đỏ có vị ngọt, tính ấm, tác dụng bổ dưỡng, giải nhiệt, giải khát, thường dùng chữa suy nhược, mất ngủ. Món ăn đơn giản mà bổ dưỡng từ bí đỏ là cháo bí – đậu. Nguyên liệu gồm 200g bí đỏ, 50g đậu xanh (hoặc đậu đen, đậu đỏ), 50g đậu phộng, 100g gạo nếp. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, xắt miếng nhỏ; đậu phộng giã nát nhuyễn, bỏ chút nước, vớt bỏ vỏ.
Cho hai thứ vào nồi ninh nhừ. Gạo nếp, đậu xanh (bỏ vỏ càng tốt) tán thành bột mịn, hòa với 200ml nước quấy cho tan đều. Khi bí đã chín nhừ, cho nước gạo nếp và đậu xanh vào, quấy đều cho cháo sôi kỹ lại là được. Thêm đường, gia vị cho vừa ăn. Ngày ăn hai lần, liền trong 15 ngày, ăn nóng. Tác dụng bổ dưỡng, ích khí, an thần, rất tốt cho người bị suy nhược cơ thể, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh.
Canh hoa thiên lý: 50g hoa thiên lý, 100g thịt heo nạc, gia vị các loại. Hoa thiên lý rửa sạch, để ráo. Thịt heo rửa sạch, ướp gia vị. Nấu nước sôi, cho thịt heo vào nấu chín, cho hoa thiên lý vào khuấy đều, canh sôi lại là được. Dùng ăn trong bữa cơm chiều.
Theo Đông y, hoa thiên lý có vị ngọt nhạt, tính bình, tác dụng an thần, mát gan, làm sáng mắt, thanh nhiệt, giải độc, thường dùng làm thức ăn bổ mát, chữa mất ngủ, giải nhiệt. Vì vậy, món canh trên có tác dụng an thần, giải nhiệt (nhất là vào mùa hè nóng nực), đem lại cảm giác sáng khoái, giúp dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Ngoài ra còn chữa đau lưng, tiểu đêm, cơ thể mệt mỏi.
Thịt gà hầm hạt sen: 200g thịt gà, 50g hạt sen, 50g ý dĩ, 6g mộc nhĩ đen, muối, tiêu, hạt nêm. Thịt gà bỏ xương, rửa sạch, băm nhỏ, ướp gia vị, xào chín. Ý dĩ và hạt sen rửa sạch, nấu với lượng nước vừa đủ cho chín mềm. Mộc nhĩ đen ngâm nước, làm sạch, cắt sợi. Cho thịt gà và mộc nhĩ vào nối cùng ý dĩ với hạt sen. Nấu lại cho chín nhừ. Chia hai lần, ăn nóng vào lúc bụng đói. Tác dụng bổ tì vị, bổ tâm sinh huyết, bổ phế, rất tốt cho người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, tinh thần không thư thái.
Bình luận của bạn