Trẻ sơ sinh dễ mắc phải nhiều chứng bệnh khác nhau
Vụ trẻ sơ sinh suýt bị chôn sống: Kỷ luật hàng loạt bác sỹ
Không tiêm vaccine viêm gan B, trẻ sơ sinh gặp nguy
Đọc sách cho trẻ nhỏ thế nào để hiệu quả?
Top 5 bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nên dùng bỉm giấy hay bỉm vải cho trẻ sơ sinh?
1. Vàng da sinh lý
Trong những ngày đầu sau sinh, hồng cầu của trẻ dễ bị vỡ, dễ giải phóng ra các sắc tố mật, gây nên hiện tượng vàng da. Ở trẻ sơ sinh đủ tháng, vàng da xảy ra vào ngày thứ 4 – 5 sau sinh và chấm dứt vào ngày thứ 9 – 10 trở đi. Với trẻ non tháng, tình trạng vàng da kéo dài hơn. Trẻ bị vàng da sinh lý vẫn bú bình thường, tri giác của trẻ hoạt động linh hoạt.
Tuy nhiên, nếu trẻ bị vàng da bệnh lý, triệu chứng vàng da sẽ xuất hiện sau khoảng 36 giờ khi trẻ chào đời, trẻ bỏ bú, bú ít. Khi đó cần đưa trẻ đi khám ngay.
Trẻ bị vàng da sinh lý vẫn bú bình thường, tri giác linh hoạt
2. Nôn trớ
Trẻ sơ sinh dễ bị nôn trớ do van thực quản và dạ dày của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Để ngăn ngừa nôn trớ, mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày, mỗi lần bú không quá no. Không để trẻ khóc khi bú, tránh nuốt hơi gây căng dạ dày. Khi trẻ bú bình, để đầu núm vú luôn đầy sữa, không để bình nằm nghiêng thấp.
Trẻ dễ bị nôn trớ do van thực quản và dạ dày chưa phát triển toàn diện
Sau khi ăn xong, bế trẻ đầu cao so với thân mình trong 15 - 20 phút, vỗ nhẹ lưng cho trẻ ợ hơi, đặt nằm nghiêng bên trái và kê gối hơi cao. Không nâng lên, đặt xuống trẻ liên tục ngay sau khi vừa bú.
3. Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh. Biểu hiện là trẻ đi ngoài phân lỏng, nhiều nước hơn 3 lần trong ngày, trẻ bú kém, khóc nhiều... Mẹ nên cho trẻ uống nhiều sữa hơn bình thường; Cho trẻ uống thêm 100 - 200ml nước sôi để nguội/ngày; Cho trẻ uống 50 - 100ml oresol sau mỗi lần đi ngoài; Mẹ ăn chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, chất xơ, chất khoáng, uống đủ nước; Mẹ cần vệ sinh hai tay sạch sẽ khi cho trẻ bú và khi thay tã cho trẻ. Nếu tình trạng kéo dài hơn 3 ngày, mẹ phải đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra.
4. Hắt hơi, nghẹt mũi
Trẻ sơ sinh dễ bị nghẹt mũi do kích ứng như khi hít phải khói thuốc lá, bụi bẩn, không khí khô. Để phòng ngừa, nên tránh những yếu tố gây kích ứng (lông động vật, khói thuốc lá, bụi bẩn), sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng, dùng thuốc nhỏ mũi hoặc hút mũi đúng cách, không dùng quạt trần trong phòng trẻ vì quạt trần dễ làm phát tán bụi từ chỗ này sang chỗ khác.
5. Ban đỏ
Vài ngày sau khi chào đời, bé có thể bị mọc những mảng ban đỏ, nốt ban trông hơi giống nốt muỗi cắn, có kèm theo đầu mủ màu trắng vàng. Ban có thể nổi trên người, mặt, tay và chân. Chúng thường đến và đi trong thời gian ngắn nên mẹ không cần quá lo lắng và không cần điều trị cho bé. Tránh cậy/ép nốt ban vì dễ khiến da bé bị nhiễm khuẩn. Chứng ban đỏ thường biến mất sau khi bé được 7 - 10 ngày tuổi.
Bình luận của bạn