Phụ nữ sau sinh dễ gặp phải nhiều bệnh phụ khoa
Nhiễm khuẩn sau sinh có thể khiến sản phụ tử vong
Bị đau bụng sau sinh mổ có đáng lo?
Phụ nữ sau sinh có nên kiêng đánh răng không?
Sau sinh bao lâu thì nên tắm gội?
Phụ nữ sau sinh nằm điều hoà cần lưu ý gì?
Nhiễm trùng vú
Nhiễm trùng vú thường xảy ra khoảng 3 tháng đầu sau sinh. Bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng như vú đau, nổi đỏ và nóng, đau nhức cơ thể, mệt mỏi, căng vú, áp xe, dịch tiết bất thường… Để phòng ngừa, chị em nên cho bú đều ở cả 2 vú, cho bé bú đúng cách để tránh nứt và đau núm vú, uống nhiều nước, vệ sinh núm vú thường xuyên, chỉ cho bé bú khi đói, chú ý thông hút vú để tránh ứ máu và tắc ống sữa.
Mẹ nên cho bé bú đúng cách để tránh nhiễm trùng vú
Tắc tia sữa
Tắc tia sữa biểu hiện bằng các triệu chứng như vú căng, cương cứng và đau. Để phòng tránh tắc tia sữa, mẹ cần nhớ massage đều bầu sữa, giữ vệ sinh sạch sẽ đầu vú, vắt bỏ sữa thừa, ăn uống hợp lý, tinh thần thoải mái.
Để thông tia sữa, có thể chườm nóng để sữa đông kết tan dần. Dùng mu bàn tay day nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ (20 - 30 lần) để làm tan các vị trí sữa đông kết, sau đó vắt sữa ra.
Áp xe vú
Phụ nữ sau sinh khi nuôi con mà ốm đau, ăn uống thiếu chất, thức đêm nhiều, ứ đọng sữa trong tuyến vú sẽ dễ bị áp xe vú. Chính vì thế, chị em cần giữ gìn vệ sinh vú, tránh để xây sát đầu núm vú. Nên tập cho con bú no, uống nước súc miệng rồi ngủ. Cho bé bú hết từng bên vú, nếu chưa hết thì vắt sữa ra để tránh tắc sữa. Ăn uống đủ chất, nghỉ ngơi hợp lý để tăng sức đề kháng...
Ung thư cổ tử cung
Triệu chứng ung thư cổ tử cung là chảy máu âm đạo bất thường (như khi mãn kinh, giữa chu kỳ, sau thụt rửa hoặc sau khám phụ khoa); Đau khi quan hệ tình dục; Đau lưng; Đi tiểu đau hoặc tiểu khó; Nước tiểu đục; Rò rỉ chất cặn hôi từ âm đạo.
Ung thư cổ tử cung diễn biến âm thầm nhưng rất nguy hiểm
Chị em có thể tầm soát phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm PAP để quá trình điều trị hiệu quả hơn. Phụ nữ đã quan hệ tình dục nên được khám phụ khoa định kỳ.
Viêm nhiễm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa ảnh hưởng nhiều đến đời sống và khả năng sinh sản của chị em nên cần đi khám ngay. Dấu hiệu viêm nhiễm phụ khoa phổ biến là rối loạn kinh nguyệt, khí hư ra nhiều, đau tức bụng dưới, đau khi quan hệ, chảy máu bất thường, sốt nhẹ, đau đầu, ngứa rát vùng kín, đau buốt khi tiểu...
Để phòng tránh, cần chú ý vệ sinh vùng kín sạch sẽ, chú ý đến chất liệu quần lót, băng vệ sinh, dung dịch vệ sinh, nguồn nước, quan hệ tình dục lành mạnh...
Đau bụng kinh
Phụ nữ sau sinh dễ bị đau bụng kinh thứ phát. Đau thường xuất hiện nhiều ngày trước kì kinh, đau khi thấy kinh và kéo dài đến khi hết kinh. Một số chị em có thể bị đau bụng dữ dội đi cùng một loạt các triệu chứng như đau đầu, mệt mỏi, đầy bụng, buồn nôn, đau vùng thắt lưng, tiêu chảy, toát mồ hôi, người lạnh, chóng mặt. Khi đó, chị em cần đi thăm khám để được phát hiện và điều trị kịp thời.
Đau bụng kinh có thể gây thiếu máu
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh
Rối loạn kinh nguyệt sau sinh biểu hiện bởi các triệu chứng như đau bụng khi kinh nguyệt, máu kinh khi nhiều khi ít hoặc vón cục, mệt mỏi, suy giảm trí nhớ. Trong trường hợp chứng rối loạn kinh nguyệt sau sinh ảnh hưởng tới sinh hoạt, khiến chị em bị thiếu máu, mệt mỏi thì nên đi khám ngay. Chị em nên giữ vệ sinh vùng kín sạch sẽ, ăn nhiều rau củ quả, thịt bò, cá, trứng, sữa…, giảm chất béo, cà phê, rượu, bia...
Ung thư vú
Ung thư vú là bệnh ung thư phổ biến hàng đầu ở phụ nữ. Dấu hiệu cơ bản là khối u ở vú (thường không gây đau), thay đổi ở vùng da vú (ngứa, đau, đỏ, có vảy hoặc tím bầm, dày hơn), thay đổi hình dạng núm vú (tiết dịch hoặc máu), đau hạch ở nách, đau lưng… Cần đi kiểm tra ngay nếu thấy những dấu hiệu này vì Ung thư vú nếu được phát hiện sớm có cơ hội chữa khỏi hơn 90%.
Nhiễm trùng đường tiểu
Triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu là tiểu đau rát, tiểu nhiều lần, giao hợp đau, chảy mủ và tiết dịch, sốt. Để giảm nguy cơ, cần gìn giữ vệ sinh cá nhân thật tốt, uống nhiều nước, bổ sung vitamin C, không được nhịn tiểu, không nên ngâm mình trong bồn tắm, đi tiểu trước và sau khi giao hợp, vệ sinh sạch vùng kín trước khi giao hợp, tránh tác động nhiều đến lỗ niệu đạo, quan hệ tình dục an toàn..
Sa tử cung
Sau tử cung sau sinh thường xảy ra khi mẹ bị suy nhược cơ thể, ít vận động, làm việc quá sức, nhiều khí hư… Để phòng tránh, mẹ không nên ngồi hoặc nằm một tư thế quá lâu, nên đi lại, vận động nhẹ nhàng, đi tiểu ngay. Sau sinh 6 - 8 giờ, mẹ nên ngồi dậy, ngày thứ 2 đi lại nhẹ nhàng. Nên cho bé bú sớm. Đồng thời, chú ý ăn nhiều rau củ quả, tránh vận động và làm việc quá sức.
Bình luận của bạn