- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Sản phụ sau khi sinh nếu có dấu hiệu sức khỏe bất thường cần đến bệnh viện kiểm tra
Sắp có bệnh viện kiểu mẫu về kiểm soát nhiễm khuẩn?
Ngứa vùng kín, âm đạo có mùi là vì sao?
Lá chanh: Chống nhiễm khuẩn, tốt cho tiêu hóa
"Cô bé" mẩn ngứa và nổi mụn: Nguy hiểm đừng ngó lơ!
Nhiễm khuẩn sau sinh là gì?
Chị Ngọc Diệp (Hà Nam) là trường hợp điển hình của tình trạng nhiễm khuẩn sau khi mới sinh con con đầu lòng. Ba tuần sau sinh, chị được đưa vào viện trong tình trạng sốt trên 38 độ. Mỗi lần sốt kèm theo cơn rét run, người bải hoải, mạch máu nhanh. Chị Diệp cho biết, do chủ quan, chị vẫn nghĩ mới sinh ai cũng mệt nên cứ để tình trạng này kéo dài. Đến khi chị giật mình phát hiện sản dịch rất hôi, có máu, mủ, tử cung lớn và đau, ngồi cho con bú cũng khó kèm theo dấu hiệu sốt, lờ đờ chị mới bảo người nhà đưa vào viện. Các bác sỹ cho hay, chị bị nhiễm khuẩn huyết sau sinh, nếu để lâu hơn, tính mạng cả 2 mẹ con sẽ bị đe dọa.
Sốt, ra máu hay sản dịch nhiều có thể là biểu hiện của nhiễm khuẩn sau sinh
Tương tự với chị Ngọc Diệp là chị Thu Hiền (Thường Tín - Hà Nội) sau khi sinh được được một thời gian thì thấy trong người mệt mỏi. Cho rằng do ảnh hưởng của sự mất sức trong quá trình chuyển dạ lâu và sinh con nên chị không chú ý nhiều. Tuy nhiên sau 15 ngày sinh nở chị thấy khác trong người, đau rát ở vùng tử cung, dịch rất hôi, người sốt trên 39 độ C. Thấy vậy gia đình đưa chị đi khám và bác sỹ chẩn đoán chị bị viêm tử cung. Đây là trường hợp nhiễm khuẩn sau sinh rất nặng.
Theo bác sỹ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung - Trung tâm Y khoa Thái Hà: "Nhiễm khuẩn hay nhiễm trùng sau sinh là hiện tượng vi khuẩn xâm nhập làm tổn thương các vết thương hở bị gây ra trong quá trình sinh con (có thể là do rạch tầng sinh môn hoặc vết thương ở bụng khi bạn sinh mổ). Theo ước tính có khoảng 8% phụ nữ bị nhiễm khuẩn sau sinh, ở các mức độ khác nhau. Phụ nữ sinh mổ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn cao hơn".
Nguyên nhân gây khuẩn sau sinh
Sản phụ có thể bị nhiễm trùng sau sinh do:
- Sản phụ bị sót rau.
- Trong quá trình sinh con và làm thủ thuật môi trường không vô khuẩn, các trang thiết bị y tế không vô khuẩn.
Nhiễm khuẩn sau sinh là tai biến sản khoa thường gặp
- Vệ sinh âm đạo của sản phụ sau sinh kém.
- Sau đẻ non, đẻ thai lưu.
- Tiền sử sản phụ từng sảy, nạo, hút thai nhiều lần.
Nhiễm khuẩn sau sinh nguy hiểm thế nào?
Triệu chứng của nhiễm khuẩn sau sinh rất đa dạng với các biểu hiện rõ ràng nhất là đau, rát, sưng phù và có mùi ở khu vực bị tổn thương. Sản phụ bị nhiễm khuẩn ở tầng sinh môn sẽ làm cho âm hộ phù nề, sưng to, vết khâu ở tầng sinh môn có mủ. Nhiễm khuẩn sau sinh rất nguy hiểm, đặc biệt là khi không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ví dụ, nhiễm khuẩn trong tử cung có thể dẫn đến tình trạng máu đông, nhiễm trùng thận gây tổn thương thận và vi khuẩn vào máu sẽ gây ra nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm. Với những dạng nhiễm khuẩn nhẹ, cơ thể có thể tự phục hồi, nhưng nếu không được vệ sinh đúng cách và dùng thuốc điều trị, tình trạng nhiễm khuẩn có thể trở nên trầm trọng hơn và khiến mẹ nguy kịch.
Phòng tránh nhiễm khuẩn sau sinh
Khi thấy bất cứ triệu chứng: Sốt, ra máu hay ra sản dịch nhiều có mùi hôi các mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nặng gây nên rủi ro đáng tiếc.
- Chăm sóc vùng kín trước khi sinh: Khi mang bầu các mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là những ngày gần sinh con. Mẹ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, tránh thụt rửa âm đạo.
- Sản phụ kiêng quan hệ tình dục sau sinh do sức khỏe của sản phụ chưa phục hồi.
- Thay quần lót thường xuyên để giữ vùng kín luôn sạch sẽ và khô thoáng.
- Dùng băng gạc vô trùng để thấm dịch chảy ra từ âm đạo, giữ cho vùng kín luôn khô ráo. Không nên dùng các loại giấy hoặc khăn ướt có mùi thơm để lau vùng kín.
Thêm vào đó, sau sinh các mẹ không nên nằm nhiều trên giường nên vận động nhẹ nhàng. Sau khi sinh 2 tuần, sản phụ nên đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để khám lại để chắc chắn đã hồi phục sức khỏe, phát hiện những biến chứng nếu có và kịp thời điều trị.
Bình luận của bạn