Cẩn trọng suy thận từ áp xe vú

Lau sạch đầu vú trước khi cho con bú giúp phòng tránh áp xe

'Cảnh giác' với áp xe gan do ký sinh trùng

Cứu sống người mắc bệnh ap-xe não

Vụ bệnh nhân tử vong sau tiêm: Chẩn đoán do sốc phản vệ không hồi phục

Những thông tin bạn nên biết về bệnh áp xe vú:

Áp xe vú là gì?

Áp xe vú thường gặp ở phụ nữ sau sinh, đặc biệt trong những tháng đầu tiên cho con bú do không day đều bầu sữa để thông tia sữa, không vắt bỏ sữa thừa khi trẻ bú không hết gây ứ đọng sữa gây tắc tia sữa…

Vị trí ổ áp xe

Tắc tia sữa do sữa được tạo ra ở nang sữa theo các ống dẫn đổ về xoang chứa sữa, dưới tác dụng kích thích bú mút của trẻ, sữa sẽ chảy ra ngoài nhưng khi lòng ống dẫn bị hẹp bít lại, sữa sẽ không thể thoát ra ngoài được. Tại chỗ tắc sẽ dần tạo thành hòn cục do hiện tượng sữa đông kết. Do sữa vẫn tiếp tục được tạo ra, làm cho các ống dẫn trước chỗ tắc ngày càng bị căng giãn. Hiện tượng này gây chèn ép các ống dẫn sữa khác, làm tình trạng tắc sữa ngày càng nặng thêm.

Ngoài ra, áp xe vú còn xảy ra ở những phụ nữ thừa cân, có ngực to và vệ sinh cá nhân không sạch sẽ, bị nhiễm trùng vi khuẩn...

Biểu hiện bệnh

Ở giai đoạn viêm, bệnh thường khởi phát đột ngột với sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ, đau tăng khi cử động vai hay cánh tay. Bầu vú bị viêm sưng to, nóng, đỏ, đóng lại thành bánh gây ra đau đớn.

Giai đoạn tạo thành áp xe, có một hay nhiều ổ áp xe nằm ở một hay nhiều thùy khác nhau của tuyến vú. Mọi triệu chứng của giai đoạn viêm đều tăng nặng lên: Hội chứng nhiễm khuẩn, nhiễm độc như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, đau đầu, khát nước, vùng da trên ổ áp xe thường nóng, căng, sưng đỏ hay phù tím. Các tĩnh mạch dưới da nổi rõ, hạch bạch huyết sưng viêm, núm vú tụt vào trong.

Biến chứng của áp xe vú

Áp xe vú không được phát hiện, điều trị triệt để sẽ tạo thành khối viêm mạn tính, dễ tái phát lại, thậm chí gây mất sữa. Các nhiễm trùng từ ổ áp xe vú cũng có thể lan sang các mạch máu đi toàn cơ thể dẫn đến các biến chứng nặng, thậm chí đe doạ tính mạng do nhiễm trùng huyết, suy thận, có thể tử vong. 

Phòng ngừa áp xe vú

- Lau ngực sạch bằng nước ấm, nhất là phần đầu vú trước khi cho con bú.

- Con bú không hết sữa, cần vắt hết sữa thừa ra để đảm bảo sữa không đọng lại bên trong.

- Sau khi con bú, cần lau sạch vú, tránh vi trùng có cơ hội xâm nhập.

- Nên cho con ngưng bú bên vú bị áp xe đến khi khỏi nhiễm trùng hoàn toàn. Bên vú không bị áp xe vẫn cho bú bình thường.

Ngoc Hoa H+ (tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Bệnh thường gặp