- Chuyên đề:
- Bà bầu và trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh và sức đề kháng yếu
Cho trẻ bú mẹ: Các lợi ích của sữa mẹ cho trẻ sơ sinh
Trẻ dưới 1 tuổi có nên uống nước trái cây?
5 câu hỏi thường gặp về vi chất dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh
5 loại dầu massage tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Cơn đau co thắt ở trẻ sơ sinh (colic)
Trẻ bị cơn đau do co thắt thường khóc nhiều hơn 3 tiếng/ngày và hơn 3 ngày/tuần. Cơn co thắt thường khởi phát đột ngột và xảy ra vào buổi tối. Những cơn đau co thắt ở trẻ sơ sinh thường bắt đầu khi trẻ được 2 tuần tuổi và kéo dài đến 3 tháng tuổi. Có khoảng 20 - 25 % trẻ sơ sinh gặp phải những cơn đau co thắt. Hiện chưa xác định được nguyên nhân của tình trạng trên, nhưng theo các chuyên gia, trẻ có thể bị cơn đau co thắt do trướng bụng, đầy hơi. Hiện nay, vẫn chưa có phương pháp y khoa nào giúp điều trị cơn đau co thắt ở trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể áp dụng một số cách dưới đây để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn:
- Tắm nước ấm sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng gói chườm nóng để chườm vùng bụng cho bé. Cách này sẽ giảm tình trạng đầy hơi, chướng bụng.
- Để tránh cho bé bị đầy hơi, chướng bụng mẹ nên bế bé ở tư thế thẳng lưng (bế vác). Ngoài ra, các bà mẹ đang cho con bú cần theo dõi chặt chẽ chế độ ăn uống của mình.
Trẻ sơ sinh thường gặp những cơn đau co thắt trong 3 tháng đầu
Trào ngược dạ dày thực quản
Một vấn đề phổ biến khác ở trẻ sơ sinh là trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Trào ngược xảy ra khi thức ăn bị đẩy ngược từ dạ dày về thực quản, gây ra nôn ói ở trẻ nhỏ.
Trẻ sinh non có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày, thực quản. Để ngăn ngừa trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:
- Dùng gối kê đầu vừa phải cho trẻ. Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái.
- Tránh đặt bé nằm xuống sau khi bé vừa ăn xong
- Massage bụng là cách đơn giản để cải thiện hệ tiêu hóa ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể massage vùng vụng của bé theo chiều kim đồng hồ trong 3 - 4 phút. Tuy nhiên, không nên massage bụng của bé ngay sau khi bé vừa bú xong.
Trẻ bú bình dễ bị trào ngược hơn trẻ bú mẹ
Hăm tã
Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi bị hăm tã, trẻ bị nổi mẩn đỏ trên đùi, mông và vùng xung quanh bộ phận sinh dục. Nguyên nhân chính gây hăm tã là do cha mẹ thay tã không kịp thời khiến trẻ phải tiếp xúc với tã bẩn.
Để giảm hăm tã, mẹ cần nhớ kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện khi tã lót của bé ướt. Cần lau sạch khi bé đi vệ sinh bằng khăn giấy chuyên dụng, đảm bảo da trẻ đã sạch sẽ và khô ráo hoàn toàn trước khi tiếp tục thay tã mới.
Thay tã không kịp thời dễ khiến trẻ bị hăm tã
Táo bón
Không chỉ người lớn, trẻ nhỏ cũng có nguy cơ bị táo bón. Trẻ bị táo bón thường có các triệu chứng như chắc bụng, lười ăn và đi vệ sinh phân cứng. Nguyên nhân gây táo bón ở trẻ có thể là do các loại sữa công thức mà trẻ đang uống. Ngoài ra, mất nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng, có thể là một yếu tố góp phần quan trọng gây ra táo bón.
Để hạn chế táo bón cho trẻ, cha mẹ cần: Massage bụng cho bé, cho bé bú đủ. Nếu bé đang uống sữa công thức thì mẹ nên xem xét để đổi nhãn sữa
Trẻ thường khó chịu, quấy khóc khi bị táo bón
Sốt
Sốt là phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch của trẻ với vi khuẩn hoặc virus. Ở trẻ, sốt có thể kéo dài trong khoảng từ 3 - 5 ngày.
Nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ bị sốt là do nhiễm virus. Các nguyên khác cũng có thể khiến trẻ bị sốt là mọc răng, thay đổi thời tiết. Nếu trẻ bị sốt nhẹ thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt cao thì cha mẹ hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ ngay.
Khi trẻ bị sốt, cha mẹ nên nhúng miếng bọt biển vào bát nước lạnh và đặt vào những vị trí nóng trên cơ thể như chân và trán. Lặp lại nhiều lần. Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể đắp khăn ẩm lên trán bé để giúp bé hạ sốt. Đối với trẻ đang còn bú, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn. Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bé.
Bình luận của bạn