- Chuyên đề:
- Táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em cần chú trọng điều trị
Làm sao để ổn định hệ tiêu hóa ở trẻ?
Ngăn ngừa táo bón ở trẻ em trong dịp Tết
Làm nước ép táo để thải độc và phòng nhiều bệnh
Liệu pháp trị táo bón không dùng thuốc ở trẻ em
Những dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa của bé gặp vấn đề, ở đây là tình trạng táo bón mạn tính:
Đau bụng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau bụng, chẳng hạn như tiêu chảy, ăn uống kém, viêm ruột thừa, thậm chí stress... Táo bón cũng là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đau bụng ở trẻ em.
Đau bụng cũng là triệu chứng dẫn đến táo bón ở trẻ em
Ăn uống kém
Hầu hết các bậc cha mẹ đều phiền lòng vì thói quen ăn uống “kén cá chọn canh” của con cái. Trẻ ăn uống kém có thể do trẻ mắc táo bón.
Nếu trẻ nhỏ bị táo bón mạn tính, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và không muốn ăn bất cứ thứ gì. Nhiều trẻ thậm chí có thể bị nôn mửa hoặc đau bụng khi ăn.
Thông thường, cơ thể sẽ phải đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể để sẵn sàng ăn những loại thực phẩm mới. Khi trực tràng chưa loại bỏ được chất thải, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng ăn uống của trẻ.
Mệt mỏi
Trẻ em có thể cảm thấy mệt mỏi vì nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, nếu mệt mỏi do táo bón, trẻ có thể gặp phải một tình trạng nghiêm trọng hơn như hội chứng ruột kích thích, hoặc thậm chí là ung thư ruột kết. Một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm cũng có thể gây táo bón và mệt mỏi.
Nếu không đi ngoài thường xuyên, cơ thể có thể tích tụ độc tố, từ đó có thể dẫn đến cảm giác buồn nôn. Những trẻ này sẽ cảm thấy ốm yếu, mệt mỏi và ít năng lượng hơn.
Giảm tần suất đi ngoài
Nếu trẻ chưa ăn dặm và uống sữa công thức, trẻ không dễ bị táo bón. Trẻ bú mẹ có thể đi ngoài ít hơn, song chưa chắc đã bị táo bón do sữa mẹ vốn là “thuốc nhuận tràng” tự nhiên. Với trẻ ăn dặm, hơn 1 tuần chưa đi ngoài có thể là dấu hiệu trẻ mắc táo bón.
Phân khô, lớn
Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ bị táo bón và cần được chăm sóc y tế. Trẻ sơ sinh dễ gặp phải tình trạng đi ngoài khó khăn vì trẻ hay phải nằm và cơ bụng mới bắt đầu hoạt động. Phân khô, cứng cũng khiến việc đi ngoài của trẻ càng thêm khó khăn.
Xuất hiện máu trong phân
Máu trong phân là dấu hiệu đáng báo động. Khối phân lớn có thể gây nứt hậu môn. Cả người lớn và trẻ nhỏ đều dễ phải đối mặt với tình trạng này. Táo bón mạn tính thường gây đau dữ dội khi đi ngoài. Nhiều trẻ có thể nhịn đi ngoài vì sợ đau. Điều này càng khiến bệnh táo bón thêm nghiêm trọng hơn.
Để hỗ trợ điều trị táo bón mạn tính ở trẻ, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm Thực phẩm chức năng chứa chất trợ sinh miễn dịch ImmuneGamma, cao dền gai, cao đơn kim, cao huyền sâm… Sản phẩm giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường miễn dịch ở trẻ một cách hiệu quả và an toàn.
Hoài Thương H+ (Theo Constipationreliefcenter.com)
Bình luận của bạn