- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Đái tháo đường thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ nên và không nên ăn gì?
Bà bầu phải làm gì để phòng ngừa đái tháo đường thai kỳ?
Vì sao bà bầu cần kiểm tra glucose trong máu?
6 biến chứng đái tháo đường thai kỳ mẹ bầu nên cảnh giác
Lập kế hoạch mang thai khỏe mạnh
Ngoài việc giữ trọng lượng cơ thể ở trong tầm kiểm soát thì bạn cũng cần nói chuyện với bác sỹ về các vấn đề sức khoẻ và các biến chứng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Qua đó, các bác sỹ sẽ tư vấn để bạn lên kế hoạch có được thai kỳ khỏe mạnh nhất.
Kiểm tra đường huyết thường xuyên
Bạn nên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 3 tháng trước khi thụ thai để xem mức độ đường huyết của bạn có ở mức bình thường hay không. Chế độ ăn uống hợp lý và tập thể dục ít nhất 2 giờ 30 phút/tuần có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết tốt. Nếu bạn bị đái tháo đường thai kỳ, hãy sử dụng đồng hồ đo đường huyết để kiểm tra lượng đường trong máu định kỳ.
Ăn uống lành mạnh
Dù bạn chuẩn bị, hay đang mang thai, hãy đảm bảo bạn có chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ. Cụ thể, bạn nên có một chế độ ăn cân bằng với nhiều chất xơ, hạn chế các thực phẩm chứa chất béo xấu và nên ăn thực phẩm chứa chất béo lành mạnh. Những thực phẩm này sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn khi mang thai. Phụ nữ mang thai cũng chỉ nên bổ sung thêm 300 calorie/ngày.
Những loại thực phẩm bạn nên ăn gồm: Ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, trái cây (táo, cà chua, chuối), các loại rau củ, sữa chua, cá hồi, trứng, thịt gia cầm, các loại đậu… để giữ đường huyết ở mức ổn định.
Thường xuyên tập thể dục
Thai phụ nên tập thể dục thường xuyên để giữ cân nặng ổn định, phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính, trong đó có đái tháo đường type 2. Việc đồ mồ hôi do tập thể dục trong thời kỳ mang thai có thể mang lại rất nhiều lợi ích. Nó giúp kiểm soát lượng đường, tăng lưu thông máu, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển của thai nhi.
Tìm cách điều trị an toàn
Bệnh đái tháo đường thai kỳ có thể được kiểm soát bằng liệu pháp insulin để duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức bình thường. Điều này sẽ đảm bảo để thai nhi của bạn phát triển đủ cân, ngăn ngừa sinh non, sảy thai.
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng tới bà bầu thế nào?
- Nó có thể làm tăng huyết áp và dẫn đến tình trạng tiền sản giật, đi kèm với các biến chứng nguy hiểm.
- Nó làm tăng lượng nước ối trong tử cung.
- Nó có thể làm tăng nguy cơ sinh non.
- Nó làm tăng nguy cơ bạn sẽ phải sinh mổ.
- Nó cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 sau sinh.
Đái tháo đường thai kỳ ảnh hưởng tới thai nhi thế nào?
- Nó làm tăng khả năng trẻ sinh ra có lượng đường trong máu thấp, dẫn tới tình trạng hạ đường huyết trong vài ngày sau khi sinh.
- Nếu trẻ bị sinh non sẽ có thể có nguy cơ mắc hội chứng suy hô hấp cao hơn, vì phổi của trẻ chưa phát triển đầy đủ do lượng đường cao trong thai kỳ.
- Trẻ sinh ra có nguy cơ bị béo phì trong tương lai.
- Trẻ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường khi lớn lên.
Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)
Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Bình luận của bạn