Bệnh đái tháo đường có gây mù lòa không?

Đái tháo đường có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm và một trong số đó chính là mù lòa

Người bệnh đái tháo đường làm gì để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu?

Chỉ 2 lon soda/tuần cũng làm tăng nguy cơ đái tháo đường, đau tim, đột qụy

Mãn kinh sớm làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường?

Người mắc bệnh đái tháo đường nên uống loại trà nào?

Đái tháo đường ảnh hưởng tới thị lực thế nào?

Bệnh đái tháo đường không kiểm soát có thể ảnh hưởng đến mắt và thị lực theo nhiều cách. Biến chứng nguy hiểm nhất của đái tháo đường với thị lực là có thể gây ra bệnh võng mạc đái tháo đường và dẫn đến chứng mù lòa ở người mắc bệnh. Bệnh đái tháo đường cũng có thể gây biến động thị lực thường xuyên, đục thủy tinh thể ở người trẻ, tăng nhãn áp, giảm thị lực do hệ thần kinh thị giác bị ảnh hưởng, tê liệt tạm thời các cơ của mắt và từ đó gây ra bệnh lý song thị.

Bệnh võng mạc đái tháo đường là tình trạng bất thường của các mạch máu nhỏ trong võng mạc do bệnh đái tháo đường không kiểm soát gây ra. Giai đoạn đầu của bệnh võng mạc đái tháo đường có thể không làm giảm thị lực, hoặc không có triệu chứng. Nếu được chữa trị kịp thời thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn. Ngược lại, nếu kéo dài, các mạch máu trong võng mạc của người bệnh có thể bị vỡ và gây ra các vấn đề thị giác nghiêm trọng, thậm chí là mù lòa. Các yếu tố nguy cơ khác của bệnh võng mạc đái tháo đường bao gồm: Tăng huyết áp, thiếu máu, bệnh thận...

Tại sao bạn cần kiểm tra mắt thường xuyên?

Kiểm soát lượng đường trong máu tốt, đồng thời tiến hành kiểm tra thường xuyên và kịp thời có thể giúp người bệnh đái tháo đường giảm nguy cơ mất thị lực tới 90%.

Võng mạc có thể bị tổn thương nghiêm trọng trước bất kỳ sự thay đổi nào về thị lực của người bệnh. Do đó, người bệnh đái tháo đường cần thường xuyên đi khám và kiểm tra mắt. Từ đó, bác sỹ sẽ có thể phát hiện bệnh võng mạc đái tháo đường ở giai đoạn sớm và cơ hội điều trị trở nên dễ dàng hơn.

Phụ nữ bị đái tháo đường khi đang mang thai nên đi khám mắt toàn diện trong 3 tháng đầu mang thai và theo dõi chặt chẽ trong suốt thai kỳ.

Để kiểm soát lượng đường trong máu, người bệnh có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ các loại thảo mộc khác như: Khổ qua, dây thìa canh, tường thuật, tảo Spirulina... giúp ổn định đường huyết, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường.

Trần Lưu H+ (Theo TheHealthsite)

Gợi ý sản phẩm thực phẩm chức năng TĐCare giúp ổn định đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường:

Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TPCN TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.

Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi1900 6436 để biết thêm chi tiết.

XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP

*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
**Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.

Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết