Làm thế nào để ổn định đường huyết?

Kiểm tra đường huyết thường xuyên là một phần quan trọng để duy trì mức đường huyết an toàn

Bệnh nhân đái tháo đường gặp nguy nan vì thử máu quá nhiều

Muốn ổn định đường huyết, hãy đứng lên đi lại!

Tự chế tinh dầu quế tại nhà để tận hưởng 7 “hương vị” của sức khỏe

Bệnh đái tháo đường type 2 có cần dùng insulin?

TS. Laure Kassem - Đại học Y Case Western Reserve ở Cleveland, Ohio, Hoa Kỳ cho biết: “Lượng đường trong máu thấp có thể dẫn đến hạ đường huyết, đặt bệnh nhân rơi vào nguy cơ nhầm lẫn, mất ý thức, thậm chí là tử vong. Ngược lại, lượng đường trong máu tăng cao có thể gây mệt mỏi và mất nước. Về lâu dài, tình trạng có thể làm cho người bệnh không còn cảm giác ở chân và bàn chân, mất thị lực, suy giảm chức năng thận và gia tăng nguy cơ bệnh tim/đột quỵ.

Theo Hiệp hội Đái Tháo Đường Hoa Kỳ (ADA), một người được cho là có mức độ đường trong máu cao nếu nồng độ đo được lớn hơn 126 mg/dL lúc đói hoặc hơn 200 mg/dL vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.

Dưới đây là một số chiến lược cụ thể giúp bệnh nhân đái tháo đường quản lý đường huyết tốt hơn:

Hoạt động thể chất. Thường xuyên tập thể dục giúp kiểm soát nồng độ đường trong máu. Theo Tạp chí Sports Medicine and Physical Fitness, những tình nguyện viên tập aerobic 60 phút ít nhất 3 lần/tuần có nồng độ đường duy trì trong mức an toàn tốt hơn những người không tập.

Giảm cân: Nếu bạn đang thừa cân, giảm trọng lượng dư thừa giúp ổn định lượng đường trong máu hiệu quả hơn.

Chế độ ăn kiêng: Nhiều bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát tốt hơn lượng đường trong máu bằng cách hạn chế các loại thực phẩm có thể gây đột biến đường huyết. Ví dụ, bác sỹ có thể khuyên bạn nên cắt giảm thực phẩm giàu carbohydrate, chỉ nên ăn thịt nạc, tăng cường trái cây và rau xanh.

Không uống rượu: Bệnh nhân đái tháo đường không nên uống rượu. Loại thức uống này có thể làm gia tăng ngay lập tức lượng đường trong máu.

Rượu là nguyên nhân gây đột biến lượng đường trong máu

Theo dõi đường huyết thường xuyên. Nên kiểm tra đường huyết sau khi ăn, đặc biệt là theo dõi khẩu phần ăn hàng ngày vì nó có thể khiến lượng đường trong máu biến động theo chiều hướng tiêu cực.

Thuốc. Bác sỹ có thể yêu cầu bạn dùng các loại thuốc khác nhau vào những thời điểm khác nhau trong quá trình điều trị. Các loại thuốc thường được kê đơn là:

Biguanid: Đây là loại thuốc giúp cơ thể sử dụng insulin hiệu quả hơn, đồng thời làm giảm lượng đường trong máu do gan.

Sulfonylurea và Meglitinide: Thuốc kích thích một số tế bào trong tuyến tụy để tăng tiết insulin, hỗ trợ tăng cường chức năng của insulin. Thuốc có tác dụng phụ là gây hạ đường huyết.

Thiazolidinedione: Tăng cường chức năng của insulin.

Thuốc ức chế alpha-glucosidase: Tác động vào quá trình phân hủy tinh bột của cơ thể để ngăn chặn sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu sau bữa ăn.

Chất ức chế DPP-4: Cho phép GLP-1, một hormone trong ruột có khả năng giữ ổn định lượng đường trong máu.

Các chất ức chế SGLT2: Hỗ trợ thải loại đường huyết dư thừa trong máu.

Tiêm insulin: Tăng cường insulin cho cơ thể để duy trì ổn định đường huyết.

Sử dụng thực phẩm chức năng: Với thành phần thảo dược, những sản phẩm này giúp gia tăng hiệu quả duy trì lượng đường máu luôn ở mức an toàn. 

M. Hiếu H+ (Theo Everyday)

Thực phẩm chức năng TĐCARE với thành phần từ các loại thảo dược như Khổ qua, Dây thìa canh, Thương truật, Linh chi, Sinh địa, Hoài sơn, tảo Spirulina có tác dụng hạ đường huyết, hạ cholesterol và lipid máu. Giúp giảm chỉ số HbA1c, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường, giúp ngăn ngăn ngừa biến chứng về tim mạch, thần kinh ngoại biên do bệnh đái tháo đường gây ra. Đối tượng: Dùng cho người bị bệnh đường huyết, người có cholesterol và lipid trong máu cao và người có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường.

Giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 1102/2015/XNQC-ATTP
* Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
* Thông tin về sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm.
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Nội tiết