Những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh sỏi thận
Sỏi thận có tự hết hay không, điều trị sỏi thận thế nào?
TPCN Ích Thận Vương có giúp phòng ngừa suy thận do sỏi thận?
Ăn uống như thế nào để phòng bệnh sỏi thận?
Video: Phòng bệnh sỏi thận đúng cách như thế nào?
Tiểu nhiều và tiểu buốt: Một trong những dấu hiệu sớm và thường gặp nhất ở những người bị sỏi thận là sự tăng đột ngột tần suất đi tiểu hàng ngày. Nếu bạn cảm thấy đau đớn khi đi tiểu, đó có thể là do các viên sỏi đã di chuyển từ bàng quang ra niệu đạo. Bạn nên đến gặp bác sỹ ngay nếu tình trạng không thuyên giảm.
Đau lưng: Dấu hiệu ban đầu đặc trưng nhất của sỏi thận là đau lưng. Cơn đau lưng do sỏi thận thường xuất hiện đột ngột, dữ dội và có thể lan sang phần bụng.
Màu và mùi nước tiểu: Sỏi thận có thể gây tổn thương đường tiết niệu, dẫn đến thay đổi màu và mùi nước tiểu. Người bị sỏi thận thường có nước tiểu đục và sẫm màu hơn, đồng thời nước tiểu có mùi nồng và khó chịu.
Buồn nôn: Sỏi thận có thể gây nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu có thể đi kèm với các triệu chứng sốt và mệt mỏi. Những cơn đau lưng có thể dẫn đến đau bụng, đi kèm với cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
Tiểu ra máu: Những người bị sỏi thận thường bị nước tiểu màu hồng, đỏ hoặc nâu. Khi sỏi thận phát triển to hơn, người bệnh còn có thể thấy có máu lẫn trong nước tiểu. Đây chính là biến chứng thường gặp của sỏi thận do di chuyển, cọ sát của sỏi.
Khó ngồi lâu: Khi sỏi thận phát triển to, người mắc sỏi thận thường khó ngồi lâu và thường thích đứng hơn.
Sốt và ớn lạnh: Nếu để tình trạng sỏi ở trong thận lâu ngày, chúng có thể gây ra tình trạng sốt và ớn lạnh. Về lâu dài, sỏi thận có thể gây viêm đường tiết niệu và bệnh này cũng gây sốt cao kèm ớn lạnh.
Sưng viêm: Các viên sỏi thận to có thể khiến thận sưng phù và đau đớn. Nếu bạn phát hiện dấu hiệu viêm ở khu vực dưới xương sườn hay khu vực bẹn, bạn cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn ngay.
Bình luận của bạn