Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra gây cảm giác mệt mỏi, chán ăn cùng nhiều triệu chứng khác cho người bệnh
Virus cúm gia cầm H5N1, sự lây nhiễm và nguy cơ “rủi ro” đại dịch
WHO: Phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa bò bị nhiễm bệnh
WHO: Ghi nhận số lượng lớn mèo nhiễm virus cúm gia cầm H5N1 ở Ba Lan
WHO cảnh báo "sự tiến hóa của virus" có thể bùng phát một đại dịch mới
Còn Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ghi nhận 34-75 triệu ca bệnh liên quan tới cúm tại quốc gia này từ đầu tháng 10/2023 đến cuối tháng 4/2024. Chính vì vậy, việc tiêm vaccine phòng ngừa là việc làm vô cùng cần thiết.
Tiến sĩ Y khoa Diego Hijano, chuyên gia nghiên cứu bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Nhi St. Jude (Mỹ) khẳng định: “Bệnh cúm có thể bùng phát trong thời gian tới và bây giờ chính là thời điểm tốt nhất để tiêm vaccine phòng bệnh.” Theo ước tính, việc tiêm vaccine phòng ngừa cúm có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh từ 40%-60%.
Bên cạnh việc tiêm vaccine phòng ngừa, bạn cũng cần phải “trang bị” thêm một số kiến thức về cúm liên quan tới triệu chứng, hướng dẫn cách ly và quá trình phục hồi giúp bảo vệ sức khoẻ bản thân và cả những người xung quanh.
Một số triệu chứng cúm thông thường
Với bệnh cúm thông thường, bạn có thể mắc phải một số triệu chứng sau:
- Sốt
- Ho
- Đau nhức cơ thể
- Đau họng
- Chán ăn
- Ngạt mũi, chảy nước mũi
- Đau đầu
- Mệt mỏi
Ngoài những triệu chứng thường gặp kể trên, một số trường hợp còn xuất hiện các vấn đề về đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.
Hướng dẫn cách ly
Theo Tiến sĩ Shivanjali Shankaran, Bác sĩ lâm sàng về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Đại học RUSH (Mỹ), trong 24 giờ trước khi bạn xuất hiện triệu chứng, virus đã kịp thời phân tán, lây lan ngay cả khi bạn không biết mình đang mắc bệnh. Chính vì vậy, bạn có thể cân nhắc việc cách ly càng sớm càng tốt.
Bạn cần cách ly cho đến khi hết sốt hoàn toàn và các triệu chứng khác cũng đã thuyên giảm. Tuy nhiên, ho có thể kéo dài sau khi hết sốt. Tiến sĩ Hijano khuyến cáo: “Nếu vẫn còn ho và các triệu chứng liên quan tới đường hô hấp khác, tốt nhất bạn nên ở nhà. Nếu phải ra ngoài, hãy đeo khẩu trang.”
Một số phương pháp điều trị cúm phổ biến
Để hồi phục nhanh chóng, người bệnh thường được khuyến cáo nên nghỉ ngơi tại nhà, uống thuốc giảm đau hạ sốt, bổ sung đủ nước và chất điện giải. Ngoài ra có thể sử dụng thuốc ho, thuốc cảm cúm thông thường. Tiến sĩ Shankaran nhấn mạnh, bổ sung đồ uống điện giải là “chìa khoá” giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục năng lượng.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng virus như tamiflu, oseltamivir và baloxavir marboxil có thể làm giảm nhanh các triệu chứng. “Cần lưu ý, baloxavir marboxil không được khuyến khích cho những người bị suy giảm miễn dịch” – Tiến sĩ Shankaran chia sẻ.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào, bạn cần tham khảo ý kiến từ các chuyên gia, bác sĩ uy tín để tránh ảnh hưởng tới sức khoẻ.
Diễn biến của bệnh cúm
Đối với bệnh cúm thông thường, trong 7 ngày kể từ khi mắc bệnh sẽ có các diễn biến sau:
Sau khi tham khảo diễn biến theo từng gian đoạn của cúm, nếu bạn cảm thấy mình đang gặp phải trường hợp nặng hơn, hoặc có những biểu hiện như hụt hơi, khó thở, đau tức ngực, chóng mặt, mê sảng, hãy tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Bình luận của bạn