- Chuyên đề:
- Ổn định đường huyết
Nguy cơ đái tháo đường gia tăng bởi một số yếu tố mà bạn có thể không ngờ đến
Probiotics có thể làm giảm nguy cơ mắc đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường gây suy giảm thính lực như thế nào?
Bài kiểm tra online dự đoán nguy cơ bệnh tim mạch, đái tháo đường
Bệnh nhân bị đục thủy tinh thể do đái tháo đường có nên phẫu thuật?
Mãn kinh sớm
Các nhà nghiên cứu đến từ Hà Lan phát hiện ra rằng, những phụ nữ mãn kinh trước tuổi 40 thường có nguy cơ cao hơn mắc bệnh đái tháo đường type 2. Trong khi đó, những phụ nữ sau mãn kinh lại có nguy cơ này thấp hơn. Mặc dù nguyên nhân vẫn chưa được tìm thấy, các nhà nghiên cứu đặt ra giả thiết nồng độ hormone estrogen có thể đóng một vai trò nào đó tới việc chống lại bệnh đái tháo đường.
Ung thư vú
Nguy cơ đái tháo đường sẽ gia tăng nếu phụ nữ bị ung thư vú, những người mang đột biến gene BRCA1 và BRCA2. Các nhà nghiên cứu đã xem xét dữ liệu y tế của hơn 6.000 phụ nữ có gene ung thư vú và nhận thấy, mặc dù họ không có nguy cơ cao mắc bệnh đái tháo đường trước khi chẩn đoán ung thư vú, nhưng sau khi được chẩn đoán và điều trị, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đã gia tăng gấp đôi.
Theo một nghiên cứu khác được công bố trên Tạp chí Cancer, những bệnh nhân ung thư vú điều trị bằng thuốc tamoxifen đã gia tăng nguy cơ đái tháo đường. Một trong các tác giả của nghiên cứu cho biết, có nhiều lý do khiến những người sống sót sau ung thư vú có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cao hơn, điều này bao gồm các yếu tố nguy cơ chung như béo phì và kháng insulin, hoặc những tác dụng phụ xảy ra muộn của một số loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị ung thư vú.
Thiếu vitamin D
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất insulin, giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Do đó, thiếu vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường cho bạn.
Mẹ có chế độ ăn uống không lành mạnh khi mang thai bạn
Theo nghiên cứu đăng tải trên Tạp chí Clinical Nutrition, những bà mẹ có một chế độ ăn uống không lành mạnh trong thời kỳ mang thai có thể khiến cho con của họ phải đối diện với nguy cơ cao hơn phát triển bệnh đái tháo đường type 2 khi trưởng thành.
Nếu mẹ có một chế độ ăn uống không lành mạnh khi mang thai bạn, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn mắc đái tháo đường
Sử dụng thuốc statin
Các nhà nghiên cứu tại Vương quốc Anh phát hiện những người dùng thuốc statin để kiểm soát mức cholesterol có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 cao hơn 14% so với những người không dùng loại thuốc này.
Ngưng thở khi ngủ
Nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Trung Quốc đã tìm thấy mối liên hệ giữa chứng ngưng thở khi ngủ và bệnh đái tháo đường type 2. Trong quá trình quan sát, họ nhận thấy những người có triệu chứng ngưng thở khi ngủ nặng nhất cũng là những người có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu kém nhất thông qua xét nghiệm đường huyết A1C.
Thường xuyên thức đêm
Theo nghiên cứu đến từ Scandinavia, đi ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc đóng một vai trò nhất định tới chức năng điều chỉnh đường huyết của hormone insulin. Trong nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 đã cao hơn gấp 2 - 2,5 lần nếu những người tham gia ngủ muộn và thiếu ngủ.
Chất độc môi trường
Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Diabetes Care chỉ ra các hóa chất công nghiệp được gọi là phthalates có liên quan đến nguy cơ phát triển bệnh đái tháo đường type 2. Các nhà khoa học nhận thấy những người lớn tuổi có hàm lượng phthalate cao trong máu đã suy giảm chức năng insulin.
Phthalates hiện được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm từ chất dẻo đến mỹ phẩm. Mặc dù chưa có đủ bằng chứng để chứng minh phthalates góp phần gây ra bệnh này, họ khuyến cáo người dân nên tránh sử dụng các loại nhựa có gắn nhãn số 3, hạn chế sử dụng sản phẩm làm đẹp có chứa phthalate.
M. Hiếu H+ (Theo Everyday)
Thực phẩm chức năng TĐCARE được kết hợp từ 7 thảo dược quý (Khổ qua, dây thìa canh, tảo spirulina, thương truật, linh chi, sinh địa, hoài sơn) giúp hạ đường huyết, hỗ trợ làm giảm cholesterol máu. TĐCARE làm giảm chỉ số HbA1c, giảm các nguy cơ biến chứng của bệnh đái tháo đường, phòng bệnh cho các đối tượng có nguy cơ cao.
Vui lòng truy cập www.tdcare.vn hoặc gọi 1900 6436 để biết thêm chi tiết.
XNQC: 1102/2015/XNQC-ATTP
(*) sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(**) Thông tin sản phẩm do nhà sản xuất/nhà phân phối công bố và chịu trách nhiệm
Bình luận của bạn