Những sai lầm nguy hiểm khi chăm sóc trẻ bị ốm (P.2)

Cạo gió đặc biệt tuyệt đối không với trẻ em

Những sai lầm nguy hiểm khi chăm sóc trẻ bị ốm (P.1)

Lưu ý dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ sinh non

Ba nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp

Phát hiện sớm và chăm sóc trẻ bị tay chân miệng

Chăm sóc trẻ bị viêm nướu răng

Chăm con theo kinh nghiệm tự có...

Cạo gió cho trẻ: Đây là một sai lầm phổ biến thường gặp, cũng bởi khi cạo gió cho trẻ nhỏ có nhiều rủi ro, người lớn không lường trước được. Chẳng may, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sỹ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Thậm chí hành động này còn gây đau đớn và có thể gây xuất huyết trầm trọng nếu trẻ bị sốt xuất huyết (với những triệu chứng ban đầu như sốt, nhức đầu, mệt mỏi...).

Ủ quá ấm cho bé: Nhiều phụ huynh thấy trẻ bị sốt thì sợ con lạnh, ủ ấm cho con bằng nhiều lớp chăn, quần áo. Hiện tượng này thực sự nguy hiểm nó sẽ gây tổn thương tới não của bé, thậm chí là bị co giật ngay tức thì.

Không cho trẻ tắm, kiêng nước hoàn toàn: Vì lo ngại rằng trẻ dễ bị lạnh và sốt cao thêm. Trên thực tế, khi trẻ em bị sốt thì việc tắm ngâm trong nước ấm là phương pháp giảm nhiệt rất hữu hiệu. Ngoài ra, việc dùng nước ấm lau người cũng có tác dụng tản nhiệt và giảm sốt rất tốt.

Để con ngâm nước lâu lúc đang sốt là điều không tốt. Tuy nhiên, không nên bỏ qua việc vệ sinh cơ thể cho bé bằng nước ấm để trẻ cảm thấy dễ chịu. Cách này giúp hạn chế nguy cơ trẻ bị nhiễm trùng da.

Dùng máy xông mũi sai cách càng làm trẻ thêm bệnh

Tự ý xông mũi họng tại nhà cho trẻ: Khi thấy trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp, nhiều cha mẹ đã tự mua máy xông mũi họng tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên tuyệt đối không xông tại nhà, bởi lẽ thuốc qua máy xông nhìn tưởng đơn giản nhưng lại có nhiều tác hại. Nếu bị co thắt phế quản đột ngột ngay lúc xông làm cho trẻ bị tắt thở luôn.

Hơn nữa, xông như vậy rất tốn kém, mỗi một lần xông phải vứt luôn đi và thay bằng bộ mới. Còn nếu dùng đi dùng lại là ổ nhiễm vi khuẩn, lợi bất cập hại, trẻ thở qua nguồn lây nhiễm bệnh tật trong máy xông.

Ép con ăn nhiều để sớm phục hồi sức khỏe: Sau trận ốm kéo dài khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, sút cân, một số bậc phụ huynh có tâm lý lo lắng nên ép con ăn một cách thái quá gây tác dụng ngược. Có những trẻ chỉ ăn cơm canh, hầu như không nhai mà chỉ “nuốt chửng” và không chịu ăn thức ăn thịt, cá…

Thực tế, cần tập luyện cho con quen dần các món ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, nhưng không được gượng ép, quát nạt, thúc giục. Trẻ mới ốm dậy cũng cần đề phòng nhiễm các bệnh viêm phổi, phòng các bệnh đường hô hấp nên phải có chế độ dinh dưỡng tốt, cải thiện môi trường sống trong nhà.

Uống thuốc chống nôn khi trẻ bị tiêu chảy cấp: Thấy con nôn, nhiều bậc cha mẹ vội cho uống thuốc chống nôn, con nôn lại uống lại vì sợ mất thuốc… dẫn đến quá liều, trẻ bị co giật, cứng cơ toàn thân rất nguy hiểm.

Trộn thuốc vào thức ăn, thức uống: Mùi vị thơm ngon của thức ăn, thức uống sẽ hòa lẫn với mùi lạ của thuốc. Trẻ kén ăn hay nhạy cảm mùi vị sẽ phản ứng, từ chối thức ăn, thức uống đã được pha thuốc, dù đó là những thứ mà trước đây trẻ ưa thích. Đối với trẻ lớn hơn, trộn thuốc như thế trẻ sẽ cho là mình bị đánh lừa và mất lòng tin ở cha mẹ.

Không nên trộn thuốc vào đồ ăn, thức uống cho trẻ

Dạng thuốc thích hợp cho trẻ là dạng lỏng như: Siro, hỗn dịch, dung dịch. Vì vậy, khi khám bệnh các bậc cha mẹ nên đề nghị bác sỹ ghi đơn lựa chọn cho con mình thuốc dạng siro hoặc đến mua thuốc tại nhà thuốc nên lưu ý chọn mua thuốc dạng lỏng.

Chia nhỏ gói oresol: Sai lầm chết người cũng gặp với oresol tưởng như rất đơn giản trong sử dụng, nhưng nhiều trẻ cũng bị ngộ độc nguy kịch. Nhiều người rất hay có thói quen chia nhỏ gói oresol uống thành nhiều lần, nhất là khi pha cho trẻ nhỏ, trong khi đáng lẽ phải hòa tan hết 1 gói oresol trong 200ml nước mới đảm bảo nồng độ các chất, bù nước cho cơ thể bị mất khi tiêu chảy.

Khi uống oresol với nồng độ quá đặc như thế sẽ khiến hàm lượng muối trong máu tăng lên, khiến áp lực thẩm thấu trong máu cao hơn bình thường, “hút” nước từ tế bào, khiến tế bào bị hút hết nước nên bị teo tóp lại, có thể khiến trẻ bị co giật, sốt cao, vật vã, kích thích, hôn mê.

Chườm đá lạnh: Nhiều bà mẹ thấy con sốt cao quá, nên đã dùng túi đá chườm lạnh cho con. Điều này thực sự rất nguy hiểm và mẹ tuyệt đối không nên làm. Cơ thể trẻ đang ấm, nếu bạn chườm lạnh, nhiệt độ nóng - lạnh chênh lệch quá mức có thể gây bỏng lạnh, khiến trẻ suy hô hấp ngay lập tức.

Làm mát bằng rượu, chanh: Nguồn gốc và các hợp chất có trong rượu mà có thể khiến con trẻ bị ngộ độc. Ngoài ra, việc dùng chanh cũng được khuyến cáo là không nên bởi trong chanh chứa axit loãng, không cẩn thận sẽ làm bỏng da của trẻ, khiến tình trạng thêm nặng hơn.

Vi Dũng H+ (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Yêu trẻ