- Chuyên đề:
- Kinh nghiệm nuôi con
Thói quen sờ trán "bắt bệnh" cho con đã có từ rất lâu
Lưu ý dinh dưỡng khi chăm sóc trẻ sinh non
Ba nguyên tắc chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp
Nhận biết và chăm sóc trẻ tay chân miệng
Tránh những lỗi thường gặp khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Chăm sóc trẻ nhiễm sởi đúng cách tại nhà
Tự ý làm bác sỹ...
Chỉ sờ trán con: Xác định con sốt qua cảm giác khi sờ trán hoặc má là hoàn toàn không chính xác. Trẻ chỉ được gọi là sốt khi nhiệt kế có những chỉ số dưới đây: Nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38°C (100,4F) Nhiệt độ ở miệng cao hơn 37,8°C (100F). Nhiệt độ ở nách cao hơn 37,2°C (99F).
Tự ý cho con uống thuốc ngay khi thấy con bị sốt: Trên thực tế, sốt ở dưới 38°C rất ít khi gây ra các trường hợp nghiêm trọng và cũng chưa cần phải uống thuốc giảm sốt ngay, uống lúc này không những không giảm được sốt mà ngược lại còn làm tăng thêm “gánh nặng” cho gan, thận của trẻ.
Tự đi mua thuốc cho con: Theo thống kê thì có tới 44% các bà mẹ tự mua thuốc cho con uống mà không cần tới bác sỹ kê đơn. Đây có thể nói là sai lầm tai hại nhất của các bà mẹ. Nếu các bà mẹ lựa chọn sai thuốc, trẻ sẽ càng bị nặng hơn, thậm chí có một số trường hợp nguy kịch đến tính mạng trẻ nhỏ.
Paracetamol là loại thuốc giảm đau, hạ sốt nhanh nhưng không phù hợp khi sử dụng cho trẻ em
Tự ý truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con: Nhiều phụ huynh chủ động yêu cầu truyền hoặc tiêm thuốc giảm sốt cho con để bổ sung nước, cải thiện sự cân bằng điện giải. Tuy nhiên, việc truyền/tiêm khiến trẻ phải chịu đau đớn, ảnh hưởng đến thời gian nghỉ ngơi của trẻ, chưa chắc đã giảm được sốt nhanh, nhất là sốt virus.
Lạm dụng paracetamol: Paracetamol là loại thuốc hạ sốt rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, việc lạm dụng paracetamol có thể khiến trẻ bị ngộ độc. Hơn nữa, việc kết hợp paracetamol với những loại thuốc khác không đúng cách có thể khiến trẻ bị sốt nặng hơn.
Dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ: Aspirin là thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau rất thông dụng tuy nhiên thuốc lại được khuyến cáo không được dùng tùy tiện cho trẻ. Tốt nhất là nên tham vấn ý kiến bác sỹ về các loại thuốc hạ sốt khác cho trẻ em.
Tự ý trộn sữa, đường với thuốc cho con uống: Đây là lỗi thường gặp nhất vì nghĩ rằng làm như thế con trẻ sẽ dễ uống hơn. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, cẩn trọng khi chọn cách này. Trong sữa có nhiều chất khoáng nên có thể làm giảm hấp thu của một số thuốc. Chưa kể, do sữa nhiều calci nên calci khi tác dụng với thuốc, sẽ tạo thành kết tủa khó tan, khiến cơ thể không hấp thu được.
Một số cha mẹ chiều con cái thường cho uống thuốc với sữa, đường khiến thuốc giảm tác dụng rất nhiều
Sử dụng toa thuốc cũ: Một số bà mẹ đã tự ý sử dụng đơn của bác sĩ đã kê cho con trong lần khám bệnh trước để mua thuốc
dùng cho trẻ trong lần bệnh sau (khi trẻ có những triệu chứng giống hoặc na ná lần bệnh trước). Cần lưu ý, một đơn thuốc bác sĩ ghi sau khi khám chẩn đoán bệnh chỉ dành riêng cho một cá nhân vào một thời điểm và trong điều kiện nhất định nào đó thôi. Bệnh cũ có thể bị tái phát, triệu chứng bệnh có vẻ giống như bệnh cũ nhưng tiến triển đến mức nặng hơn thì lại là bệnh khác. Vì vậy, dùng toa thuốc cũ là không đúng, thậm chí còn nguy hiểm...
Dùng nhầm thuốc người lớn: Rất nhiều loại thuốc người lớn có tác dụng phụ không thích hợp dùng cho trẻ em. Nếu không hiểu rõ đặc trưng của các loại thuốc này tuỳ tiện cho trẻ em uống sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.
Số lần sử dụng không đúng: Các loại thuốc khác nhau hấp thụ trong cơ thể, tốc độ phân giải và tiêu hóa đều không giống nhau, số lần uống mỗi ngày cũng không giống nhau. Nếu không uống đúng số lần quy định, tác dụng của thuốc sẽ giảm đi hoặc gây ra thuốc quá liều lượng.
Bình luận của bạn