Những thủ đô có bầu không khí ô nhiễm nhất thế giới năm 2021

Lớp sương mù dày đặc từ khí thải ôtô tại thủ đô New Delhi (Ấn Độ) - Ảnh: AFP

Ô nhiễm tiếng ồn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch?

Ô nhiễm không khí: Làm sao để bảo vệ sức khỏe?

Cảnh báo lô sữa Abbott có nguy cơ nhiễm khuẩn nhập khẩu vào Việt Nam

Trái cây nào tốt cho phổi sau mắc COVID-19?

Ô nhiễm không khí trong đại dịch COVID-19

Theo báo cáo chất lượng không khí 2021 của IQAir, chỉ có 3,4% thành phố đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng không khí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Có tới 93 thành phố có mức PM2.5 cao gấp 10 lần mức khuyến nghị.

Dữ liệu được đánh giá trên tiêu chí nồng độ bụi mịn PM2.5 trong không khí thu thập từ hơn 6.400 thành phố (thuộc 117 quốc gia và vùng lãnh thổ) trên toàn thế giới. Chỉ số này cho thấy nồng độ các hạt bụi mịn có đường kính dưới 2,5µm, được tạo ra từ các hoạt động của con người như đốt than củi, đốt nhiên liệu hóa thạch và rác thải, bụi từ công trình xây dựng, khói của nhà máy công nghiệp, phá rừng hay hút thuốc lá.

Ước tính cho thấy, vào năm 2021, có 40.000 trẻ dưới 5 tuổi trên toàn thế giới tử vong do các yếu tố liên quan đến ô nhiễm bụi mịn. Vào tháng 9/2021, WHO đã ban hành tiêu chuẩn chất lượng không khí mới nhất, giảm mức giới hạn nồng độ PM2.5 trung bình hàng năm xuống còn 5µg/m3.

Đặc biệt, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, tình trạng ô nhiễm không khí có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Bà Maria Neira - Giám đốc Y tế Công cộng và Môi trường, WHO cho biết, tiếp xúc thường xuyên với bụi mịn làm tăng nguy cơ mắc COVID-19 cũng như gặp phải các triệu chứng nặng. Nguyên nhân được cho là do môi trường không khí độc hại ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính.

Top 10 thủ đô “ô nhiễm không khí” trầm trọng

Nguồn: Báo cáo chất lượng không khí năm 2021 của IQAir

Nguồn: Báo cáo chất lượng không khí năm 2021 của IQAir

Dữ liệu của IQAir năm 2021 cho thấy, Bangladesh tiếp tục là quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số bụi mịn. Chad xếp thứ hai sau khi dữ liệu của quốc gia châu Phi này lần đầu tiên được đưa vào. IQAir cho biết, Trung Quốc đã từ vị trí thứ 14 năm 2020 xuống vị trí thứ 22 trong năm 2021 với chỉ số trung bình cải thiện lên 32,6µg/m3.

New Delhi (Ấn Độ) vẫn là thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, theo sau là thủ đô Dhaka của Bangladesh và N’Djamena của Chad. Hà Nội cũng xuất hiện trong top 15 thủ đô có chỉ số PM2.5 cao nhất thế giới.

Cũng theo báo cáo này, những thủ đô có không khí trong lành nhất hầu hết phân bố tại Bắc Âu (Estonia, Thụy Điển, Phần Lan), châu Đại Dương (Australia, New Zealand) và một số quần đảo (New Caledonia, Puerto Rico, Grenada, Bahamas…).

Việt Nam: Chất lượng không khí có cải thiện nhưng chưa đạt mức an toàn

Chất lượng không khí ở Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt so với năm 2019

Chất lượng không khí ở Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt so với năm 2019

Báo cáo của IQAir cho thấy, trong 5 năm trở lại đây, chỉ số bụi mịn PM2.5 ở Việt Nam đã cải thiện rõ rệt. So với năm 2019, nồng độ bụi mịn PM2.5 giảm từ 34,1µg/m3 xuống còn 24,7µg/m3.

Tuy nhiên, trong số 15 thành phố xuất hiện tại báo cáo, không có địa phương nào đạt tiêu chuẩn chất lượng không khí mà WHO khuyến nghị. Chỉ số PM2.5 năm 2021 của TP.HCM là 19,4μg/m3, cao gấp gần 4 lần so với khuyến nghị.

Tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 (COP26), Việt Nam cam kết sẽ giảm phát thải khí nhà kính để đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050.

IQAir đánh giá, với hạ tầng điện mặt trời và nhà máy điện gió, Việt Nam có cơ hội chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tập trung vào giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch, thay bằng năng lượng tự nhiên.

 
Quỳnh Trang (Tổng hợp)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Điểm tin - Báo bạn