Đau đầu kèm theo nôn
Đau đầu xảy ra lúc sáng sớm hoặc khiến bé thức dậy giữa đêm, kèm theo nôn, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện.
Nếu là đau đầu mi-ren (không nguy hiểm, thường có tính di truyền), bác sỹ sẽ quyết định cách điều trị phù hợp. Tuy nhiên, đau đầu vào buổi sáng và giữa đêm cũng có thể là dấu hiệu của một vấn đề gì đó nghiêm trọng.
Tiểu ít
Trẻ bị khô miệng và môi, tiểu ít và thóp trũng (ở trẻ dưới 1 tuổi), da khô hoặc da lâu trở lại bình thường khi véo lên, hoặc nôn hay tiêu chảy nhiều... là những dấu hiệu có liên quan đến mất nước và cần được điều trị nhanh chóng vì mất nước có thể dẫn tới sốc. Hãy gọi cấp cứu hoặc đưa bé đến bệnh viện. Một cách khác, hãy gọi cho bác sỹ xin lời khuyên về trường hợp của bé, hoặc cố cho bé ăn/uống thêm nước.
Trẻ bị bầm tím môi và quanh miệng
Tím môi
Trẻ bị xanh tím hoặc thay đổi màu sắc quanh miệng; Khó thở (rút lõm lồng ngực và bụng) hoặc tiếng khò khè hay tiếng rít khi thở. Các vấn đề về hô hấp thường đáng ngại hơn khi âm thanh phát ra từ lồng ngực và phổi, chứ không phải từ mũi.
Rối loạn hô hấp nghiêm trọng thường do sặc dị vật, phản ứng dị ứng, cơn hen (có thể xảy ra ở trẻ mới vài tháng tuổi), viêm phổi, ho gà, hoặc viêm thanh khí phế quản cấp là những căn bệnh nguy hiểm, bạn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay hoặc gọi cấp cứu.
Nếu không rõ trẻ có gặp vấn đề nghiêm trọng hay không, hãy kiểm tra nhịp thở của trẻ. Đếm số lần thở trong 30 giây và sau đó nhân đôi. Nhịp thở bình thường là dưới 60 lần/phút đối với trẻ sơ sinh; Dưới 40 lần/phút với trẻ dưới 1 tuổi; Dưới 30 lần/phút với trẻ 1 - 3 tuổi và dưới 24 lần/phút với trẻ 4 - 10 tuổi.
Theo dõi trẻ nếu trẻ có dấu hiệu bị sưng mặt - dấu hiệu của một cơn dị ứng
Sưng mặt
Trẻ bị sưng lưỡi, môi hoặc mắt, nhất là khi kèm theo nôn hoặc ngứa, thường là dấu hiệu của phản ứng dị ứng nặng (phản vệ). Các triệu chứng có thể gồm sưng, khó thở và nổi mày đay nặng cần được khám chữa ngay.
Hãy gọi cấp cứu và, nếu có thể, tiêm cho trẻ một mũi EpiPen hoặc một liều thuốc kháng histamine như Benadryl trong khi chờ đội ngũ y bác sỹ cấp cứu đến.
Với những triệu chứng nhẹ hơn, hãy hỏi bác sỹ về việc cho trẻ dùng thuốc kháng histamine để làm giảm triệu chứng.
Nôn sau khi ngã là dấu hiệu của tổn thương thần kinh
Nôn sau khi ngã
Ngã ở trẻ dưới 6 tháng tuổi, hoặc ngã gây ra những thay đổi thần kinh rõ rệt như lú lẫn hoặc mất ý thức, gây nôn đều là một tình trạng khẩn cấp.
Những bệnh cảnh cấp cứu này phải được bác sỹ xử lý. Vì thế hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Ngã nói chung không phải là vấn đề ở trẻ trên 6 tháng tuổi nếu bé chỉ ngã từ độ cao bằng chiều cao của người bé và không va đập vào vật gì cứng hoặc sắc.
Chảy máu nhiều
Trẻ bị vết thương há miệng rộng đến mức có thể đưa đầu tăm bông vào, hoặc máu không cầm trong vòng vài phút sau khi ép chặt, cho thấy trẻ cần được khâu vết thương ngay lập tức. Tùy theo mức độ nặng của vết thương, bạn có thể gọi cấp cứu, đưa bé đến bệnh viện hoặc gọi cho bác sỹ gia đình.
Bình luận của bạn