Thời tiết ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn như thế nào?

Thời tiết có thể ảnh hưởng xấu đến bệnh hen suyễn

Trẻ bị ho và thở khò khè là do hen suyễn hay bệnh gì khác?

5 điều cần làm trong cơn hen suyễn

Có nên dùng thuốc điều trị hen suyễn để phòng bệnh Parkinson?

Những hoạt động nên và không nên với bệnh nhân hen suyễn

Theo bác sỹ Stanley Fineman - bác sỹ chuyên khoa dị ứng ở phòng khám Dị ứng và Hen suyễn Atlanta (Mỹ), những người mắc bệnh hen suyễn, bệnh về đường hô hấp rất nhạy cảm và dễ có phản ứng với những thứ gây dị ứng như phấn hoa và nước hoa.

Độ ẩm, sự thay đổi nhiệt độ và nhiều điều kiện thời tiết khác cũng có thể gây ảnh hưởng đến đường hô hấp. Nhiệt độ của hơi thở thay đổi có thể gây viêm ở đường hô hấp. Những người bình thường sẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố thời tiết vì mũi của họ có thể kiểm soát độ ẩm. Nhưng với những người bị dị ứng và hen suyễn - những người thường hít thở không khí qua đường miệng (đặc biệt là không khí có các chất kích thích, chất ô nhiễm và phấn hoa) sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe

Các yếu tố thời tiết có thể làm ảnh hưởng đến hen suyễn

Không khí lạnh: Nhiệt độ thấp có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Không khí lạnh khiến những người mắc bệnh hen suyễn có nhiều triệu chứng hơn, có thể gây co thắt đường hô hấp, rất nguy hiểm.

Không khí lạnh sẽ khiến bệnh hen suyễn nặng hơn

Gió và mưa: Mưa có thể làm tăng và kích thích sự phát triển của các bào tử nấm mốc. Gió có thể thổi bay phấn hoa và nấm mốc. 

Nhiệt độ cao: Mùa Hè, nồng độ ozone trong không khí tăng do sương khói, khí thải và ô nhiễm môi trường, có thể gây ra các triệu chứng hen suyễn.

Tia sét: Giông bão lớn, sấm chớp có thể tạo ra khí ozone - tác nhân gây hen suyễn.

Thay đổi áp suất khí quyển: Áp suất khí quyển gây ra bệnh viêm xoang dẫn đến hen suyễn.

Cách để đối phó với bệnh hen suyễn khi thời tiết thay đổi

- Kiểm soát các triệu chứng của hen suyễn do thời tiết cũng giống như kiểm soát hen suyễn do lông thú cưng gây ra hay bất kỳ nguyên nhân nào khác. Xác định rõ nguyên nhân khởi phát cơn hen suyễn như hơi nóng, phấn hoa hay mưa bão... để phòng tránh bệnh tốt nhất.

Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để phòng chống khói bụi, ô nhiễm

- Theo ông Rambasek, nếu trời mưa bão có thể gây ra cơn hen suyễn cho bạn thì tốt nhất là bạn nên ở trong nhà khi trời bão. Nếu không khí lạnh gây ra cơn hen suyễn, bạn nên sử dụng thuốc albuterol và đeo khẩu trang hoặc dùng khăn quàng trước khi ra ngoài trời lạnh. Nếu bệnh hen suyễn bị nặng hơn trong mùa Hè nóng bức, hãy sử dụng máy điều hòa và cố gắng ở trong phòng mát mẻ.

- Theo ông Rambasek, có thể dùng thuốc hen suyễn được kê đơn để kiểm soát hen suyễn do thời tiết gây ra.

- Hãy xem dự báo thời tiết để biết rõ về sự thay đổi nhiệt độ, dự báo mưa, độ ẩm, áp suất không khí và tầng ozone.

- Bạn không thể kiểm soát thời tiết, nhưng bạn có thể hạn chế được cơn hen suyễn bằng cách xác định yếu tố thời tiết làm ảnh hưởng đến bệnh hen suyễn của bạn và tìm cách phòng ngừa tốt nhất.

An Thu H+ (Theo Everydayhealth)
Mời quý vị độc giả đọc tin hàng ngày về chủ đề sức khỏe tại suckhoecong.vn trong chuyên mục Hô hấp